hồi nợ
- Trước hết chi nhánh cần xây dựng quy trình xử lý nợ có vấn đề, quy trình xử lý tài sản bảo đảm hiệu quảđể thống nhất thực hiện.
- Tăng cường hoạt động của Ban xử lý nợ có vấn đề: Định kỳ hàng tuần Ban xử lý nợ phải tiến hành họp phân tích đánh giá tình hình thực trạng khách hàng, tình hình tài sản bảo đảm, công nợ, hàng tồn kho, khả năng thu hồi nợ, biện pháp và tiến độ thu hồi để xử lý sớm và hiệu quả các khoản nợ có vấn đề
- Tập trung nguồn lực cho công tác xử lý và thu hồi nợ có vấn đề đảm bảo việc thu hồi nợ liên tục và quyết liệt. Thông thường NVKH trực tiếp quản lý DN sẽ phối hợp với Lãnh đạo phòng và Ban xử lý nợ có vấn đề thực hiện việc thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên tuỳ mức độ và tính chất khoản nợ có thể phân thêm các nhân viên khác cùng hỗ trợ.
- Phân công cụ thể trách nhiệm đối với từng cá nhân về tiến độ và biện pháp thu hồi nợ và có chấm điểm trong xếp hạng đánh giá lao động hàng năm cũng như có hình thức khen thưởng hợp lý đối với các cá nhân có kết quả thu hồi nợ xấu tốt.
- Tổ xử lý nợ có vấn đề và NVKH phụ trách cùng làm việc trực tiếp với KH có nợ có vấn đề để áp dụng biện pháp thu hồi nợ phù hợp trên nguyên tắc phân nhóm KH nư sau:
TSBĐ thì tiến hành thỏa thuận với KH về việc xử lý tài sản để thu hồi nợ và tiến độ thu nợ.
Nhóm 2: KH sử dụng vốn vay đúng mục đích và có nguồn trả nợ nhưng không hợp tác và không có thiện chí trả nợ thì tiến hành ngay các thủ tục khởi kiện.
Nhóm 3: KH sử dụng vốn vay sai mục đích, có dấu hiệu lừa đảo, có nguồn trả nợ nhưng thiếu hợp tác thì phối hợp với cơ quan công an để có chế
tài phù hợp.
Bên cạnh đó để tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu thì NH cũng cần tạo mối quan hệ với các cơ quan liên quan đến việc xử lý nợ xấu thông qua việc thăm hỏi, giao lưu, tặng quà... cũng như cần phải lập quỹ xử lý nợ xấu để
NVKH, tổ xử lý nợ có nguồn kinh phí để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. - Bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ
Chi nhánh thực hiện rà soát, đánh giá các khoản nợ có vấn đề, thực hiện mua bán nợ nếu hiệu quả hơn việc phát mãi tài sản, khởi kiện KH. Ưu tiên bán nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro, nợ có TSBĐ khó xử lý, phức tạp, nợ của những KH thiếu thiện chí. Cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ
gắn với tái cấu trúc DN, tuy là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này. Cần có những quy định, văn bản pháp luật cụ thể và thống nhất về việc chuyển đổi nợ
thành vốn cổ phần để giải quyết nợ xấu cho NH đồng thời cũng giúp DN vượt qua khó khăn, làm cho thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển hơn. Điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng
đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải được nghiên cứu kỹđểđảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.