Nhân tố ảnh hưởng đến công tách ạn chế rủi ro tín dụng trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 36 - 42)

trong cho vay doanh nghiệp

a. Nhân t bên trong

NH luôn đưa ra các công cụ để hạn chế RRTD trong CVDN. Các giải pháp hạn chế RRTD trong CVDN đạt được kết quả tốt khi chính sách tín dụng, quy trình cho vay khoa học, rõ ràng, khi cách thức quản lý tiền vay chặt chẽ, khi hệ thống thông tin NH chính xác, kịp thời, khi chất lượng đội ngũ nhân viên tốt, khi nguồn lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. Ngược lại, những nhân tố trên không phù hợp sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho RRTD trong CVDN nảy sinh và tất nhiên khi đó các giải pháp hạn chế RRTD trong CVDN sẽ thất bại.

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động NH. Hiện tại, chính sách tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và khoa học. Một số quy

định vẫn chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả quản lý ở Hội sở chính và thực thi thông suốt ở các chi nhánh

cũng như ở mỗi NVKH. Cụ thể như: Xác định KH chiến lược vẫn còn lúng túng, tăng trưởng tín dụng chưa đi kèm với quản lý RRTD, một số NH đã thực hiện tách các chức năng quan hệ khách hàng; thẩm định rủi ro; quyết

định tín dụng; quản lý RRTD nhưng mới chỉ về mặt hình thức tổ chức, thiếu tính độc lập, khách quan.... Tất cả những bất cập, yếu kém về chính sách tín dụng đó đang kìm hãm hiệu quả của các biện pháp hạn chế RRTD mà các NHTM Việt Nam đang thực thi.

- Quy trình tín dụng nội bộ

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định, các bước bắt buộc phải thực hiện của NH trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định, hợp lý kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề

nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một NHTM. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho NH nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu RRTD.

Quy trình tín dụng bao gồm các bước sau: Thu thập hồ sơ vay vốn, thẩm định tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng. Những nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy quy trình tín dụng của NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập: Quy trình giám sát và quản lý tín dụng không được quy định rõ ràng và có xu hướng tập trung vào tuân thủ quy trình hơn là đảm bảo chất lượng tín dụng, việc phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được NH làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu KH bổ sung TSBĐ. Thêm vào đó NH còn chưa xây dựng được quy trình xử lý nợ xấu, quy trình xử lý TSBĐ nhằm thực hiện thống nhất và đạt kết quả cao. Tất cả đều tác động lên kết quả hạn chế RRTD trong CVDN tại NH.

- Hệ thống thông tin tín dụng:

Thông tin là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình thẩm

định. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thẩm định, thông tin cần phải

đảm bảo tính cụ thể, chính xác, tin cậy và kịp thời để làm cơ sở phân tích,

đánh giá. Nguồn thông tin NH có thể khai thác trước hết là từ PAKD/DAĐT, chủ đầu tư và từ thông tin CIC, sau đó là thông tin từ các bên liên quan như đối tác và công nhân viên của DN, thị trường hiện tại...

Để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của các NHTM, chủ đầu tư cần

đưa ra những tài liệu chứng minh PAKD/DAĐT có hiệu quả kinh tế cao, tiềm

ẩn ít rủi ro và đảm bảo đủ năng lực tài chính để trả nợ. Như vậy nếu DN cung cấp thông tin không chính xác, cố tình làm giả hoặc thay đổi các số liệu đặc biệt là về doanh thu, chi phí của PAKD/DAĐT và tình hình tài chính của DN thì rủi ro sẽ có thể xảy ra.

Do vậy, việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin chính xác, toàn diện luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác hạn chế RRTD của các NHTM.

- Công tác thẩm định tín dụng

Thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết

định cho vay giúp NH phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ. Tuy nhiên việc đánh giá uy tín, năng lực quản trị, năng lực tài chính của KH, tính khả thi của PAKD/DAĐT đối với NHTM gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DN rất đa dạng và chịu nhiều tác động từ môi trường pháp lý, kinh tế, xã hội nên khó dự đoán. Thêm vào đó Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin cũng như bắt buộc kiểm toán nên số liệu tài chính không phản ánh đúng thực chất năng lực KH. Bên cạnh

thời và có tính hệ thống làm công tác thẩm định kém hiệu quả. Điều này sẽ

dẫn đến lựa chọn đối nghịch gây rủi ro cho NH. - Chính sách bảo đảm tín dụng

Đó là các quy định nội bộ của mỗi NH đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm thống nhất thực hiện có hiệu quả trong toàn hệ thống về

biện pháp bảo đảm tín dụng, hướng dẫn về định giá TSBĐ, mức cấp tín dụng tối đa theo giá trị định giá đối với từng loại tài sản, biện pháp quản lý tài sản, cách thức xử lý TSBĐ. Nếu các vấn đề trên được quy định hợp lý, khoa học và được đảm bảo thực hiện tốt tại các chi nhánh thì sẽ hỗ trợ nhiều cho công tác hạn chế RRTD. Ngược lại nếu giá trị tài sản định giá bị đẩy lên quá cao, việc quản lý tài sản lỏng lẻo, quy trình quản lý không chặt chẽ sẽ làm hạn chế

hiệu quả của công tác hạn chế RRTD. - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng đồng thời cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức.

- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

tín dụng

Trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng sẽ quyết định tính chính xác, khách quan và chất lượng trong kết quả

thẩm định, góp phần hạn chế RRTD.

Để đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn đòi hỏi người thẩm định phải có kiến thức chuyên môn đa dạng, vừa hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn vừa phải có cả những hiểu biết chung về khoa học công nghệ, xã hội.... Do đó, nhân tố con người cần được quan tâm đúng đắn, tạo điều kiện để nhân tố này phát huy tốt nhất vai trò của mình trong công tác hạn chế RRTD trong CVDN

của NHTM.

b. Nhóm nhân t bên ngoài

- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước

Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách là những quy định của pháp luật không chỉ làm cơ sở để NH tiến hành các hoạt động giao dịch của mình mà còn là cơ sở để các DN thực hiện PAKD/DAĐT. Nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các NH và các DN, phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Tình trạng không

đồng bộ, không hợp lý của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước có thể gây khó khăn và làm tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN từ đó làm gia tăng RRTD trong cho vay của NH.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố vĩ mô, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới NH, DN. Các nhân tố vĩ mô như quan hệ cung cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất… đều tác động mạnh mẽ tới các hoạt

động của NH, DN. Nếu DN hoạt động trong môi trường kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất ít biến động… sẽ tác động tích cực đến hoạt

động kinh doanh của DN, gia tăng khả năng trả nợ, khả năng mở rộng hoạt

động và ngược lại. Như vậy, có thể thấy môi trường kinh tế tác động rất lớn tới chất lượng CVDN của NH, do đó ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD.

- Đạo đức, năng lực của khách hàng

Vấn đề đạo đức kinh doanh của DN có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả

của công tác hạn chế RRTD trong CVDN. Các thông tin được cung cấp bởi DN là cơ sở ban đầu để cán bộ thẩm định xem xét và quyết định cho vay, nếu thông tin được cung cấp không trung thực thì có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của việc đánh giá tính hiệu quả của PAKD/DAĐT. Bên cạnh đó, khi NH

hiện đúng cam kết khi xin vay vốn hay sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chây ỳ không trả nợ..., tất cả những điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng khoản vay và an toàn vốn của NH.

Ngoài ra, năng lực của DN cũng là một nhân tố quan trọng tác động tới công tác hạn chế RRTD. Với những DN có uy tín, năng lực tài chính; năng lực quản lý tốt, xếp hạng tín nhiệm cao thì khả năng thành công của PAKD/DAĐT sẽ cao hơn, RRTD được hạn chế và ngược lại.

- Tính chất cạnh tranh giữa các TCTD

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD cũng có tác động đến RRTD trong CVDN. Vì mục tiêu mở rộng thị phần, giữ chân KH nên các TCTD đôi khi bỏ

qua quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lẫn tránh hàng rào kiểm soát... để cho vay đối với KH dù vẫn biết có thể mang lại rủi ro.

Tóm lại, hạn chế RRTD trong CVDN chịu sự tác động từ nhiều phía, không chỉ bản thân NH mà còn từ phía KH và môi trường hoạt động. Để thực hiện được công tác hạn chế rủi ro, NH phải đóng vai trò trung tâm, đưa ra các giải pháp thích hợp để đảm bảo hoạt động diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Còn các yếu tố thuộc về DN vay vốn và môi trường chỉ đóng vai trò hỗ

trợ cho NH trong việc hạn chế RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về hoạt động cho vay, RRTD của hoạt động CVDN của NHTM. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, chương này cũng đề cập đến các một số tiêu chí để đánh giá, các nhân tố có

ảnh hưởng lớn đến công tác hạn chế RRTD trong CVDN tại NHTM.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở nhận thức có tính nền tảng để từ đó luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng hạn chế RRTD trong CVDN tại VCB Quy Nhơn ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THC TRNG HN CH RI RO TÍN DNG TRONG

CHO VAY DOANH NGHIP TI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)