Trong giai đoạn 2011-2013 VCB Quy Nhơn đã rất chú trọng đến công tác hạn chế RRTD, tích cực xử lý nợ xấu, cả Ban Lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng Khách hàng cùng thống nhất quan điểm là hạn chế RRTD, nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu hàng đầu và có ý nghĩa sống còn đối với chi nhánh. Tuy nhiên, trong công tác hạn chế RRTD còn một số tồn tại làm
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, đó là:
- Thứ nhất là chưa có định hướng tăng trưởng tín dụng cũng như chính sách tín dụng cụ thể. Sự tăng trưởng tín dụng thiếu một định hướng cụ thể và rõ ràng trên cơ sở phân tích tình hình biến động thị trường trong nước và quốc tế, triển vọng cũng như nhân tố tác động đến các ngành, thành phần kinh tế
trên địa bàn nên chưa lựa chọn được phân khúc thị trường trọng tâm để đầu tư. Chính vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng của VCB Quy Nhơn mang tính thụ động, phụ thuộc vào nhu cầu của KH, do đó khả năng ngăn ngừa và hạn chế
dụng, nhưng chủ yếu dưới dạng tổng quát theo chỉ tiêu phấn đấu đạt được mức do Hội sở chính giao, chưa quan tâm đến cơ cấu cho vay, chưa có định hướng và giải pháp cụ thể để thực hiện. Mặt khác chính sách tín dụng toàn hệ
thống nói chung và tại Vietcombank nói riêng có phân thứ tự ưu tiên đầu tư
theo nhóm ngành nghề, XHTD… nhưng còn mang tính hình thức. Có những PAKD/DAĐT phê duyệt cho vay còn dựa vào mối quan hệ, bỏ qua các tiêu chí mà chính sách tín dụng đã đưa ra.
-Thứ hai là việc quản lý rủi ro chỉ mới quan tâm đến khía cạnh từng khoản vay, từng KH riêng lẻ mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể KH vay của chi nhánh. Điều đó dễ dẫn đến rủi ro do danh mục đầu tư không hợp lý.
- Thứ ba là hoạt động đo lường, lượng hoá RRTD hầu như VCB Quy Nhơn chỉ áp dụng một công cụ duy nhất là chấm điểm và XHTD. Đây là một công cụđo lường, lượng hoá RRTD khá tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên công cụ này vẫn còn nhiều nhược điểm cần hoàn thiện đó là:
Phần điểm tài chính phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính do KH cung cấp mà mức độ chính xác của báo cáo tài chính không cao, các DN trên địa bàn chủ yếu là DN nhỏ nên không qua kiểm toán độc lập. Do đó việc đánh giá thiếu chính xác.
Về các chỉ tiêu phi tài chính thì còn nhiều chỉ tiêu mang tính cảm tính, tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng. Việc đánh giá còn phụ thuộc vào cảm tính chủ quan của NVKH trong việc lựa chọn các mức độ để đưa ra kết quả chấm
điểm.
- Thứ tư là NH còn quá chú trọng vào TSBĐ nợ vay, xem như đây là một giải pháp an toàn khi cho vay. Trong khi đó việc đánh giá, lựa chọn TSBĐ mới chỉ ở mức “có còn hơn không”. Quản trị danh mục TSBĐ là yêu cầu khách quan trong công tác quản trị tín dụng, nó là một mắt xích quan
trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc
đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những TSBĐ chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ
sơ pháp lý, định kỳ định giá lại giá trị TSBĐ để điều chỉnh mức dự nợ cho vay hoặc yêu cầu KH bổ sung TSBĐ. Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên việc thanh lý TSBĐ để thu hồi nợ không hề dễ dàng, NH phải mất nhiều thời gian và chi phí để thanh lý tài sản, nhiều trường hợp giá trị thanh lý thấp hơn nhiều so với giá trịđịnh giá khi cho vay.
- Thứ năm là công tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề còn nhiều tồn tại: Chi nhánh chưa xây dựng được các chỉ tiêu, dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD, cũng như chưa xây dựng được quy trình chuẩn trong việc xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề cũng như quy trình xử lý TSBĐ nên khi nợ xấu phát sinh nhiều NVKH còn lúng túng, xử lý chậm và thiếu triệt để.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi