CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 27)

6. Tổng quan nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỢ

1.3.1. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng xã hội

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân ngày càng cao, cùng với sự phát triển của trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động ngày càng đƣợc nâng lên, sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều và chất lƣợng đảm bảo, khi đó nhu cầu giao lƣu trao đổi mua bán xảy ra kèm theo đó là sự phát triển chuyên môn hóa về sản xuất, mỗi ngƣời, mỗi đơn vị sản xuất chỉ sản xuất ra một loại hàng hóa hiệu quả, mà tiêu dùng của con ngƣời ngày càng tăng do đó nhu cầu trao đổi càng tăng lên. Và khi đó, nơi nào là trung tâm, đảm bảo các điều kiện thuận tiện (là trung tâm ngƣời mua, trung tâm của ngƣời bán, thuận tiện trong việc đi lại vận chuyển...) nó sẽ trở thành địa điểm trao đổi mua bán và đƣợc hình thành tồn tại với sự chấp nhận của ngƣời bán cũng nhƣ ngƣời mua.

Qua nghiên cứu cho thấy ngƣời tiêu dùng hiện nay có xu hƣớng cắt giảm việc mua sắm ở các kênh hiện đại (Siêu thị, đại siệu thị, cửa hàng tiện lợi…) trong việc tiêu dùng hằng ngày và chuyển sang chợ là kênh bán hàng có giá thấp hơn, dễ dàng trong việc trao đổi mua bán, trong đó chợ truyền thống là một kênh mua sắm đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣu tiên lựa chọn, thực tế

hiện nay do tập quán tiêu dùng của ngƣời dân Việt Nam, chỗ nào thuận bán thuận mua là có thể hình thành nên chợ. Vì vậy, công tác quy hoạch phát triển chợ phải đƣợc nghiên cứu hợp lý đảm bảo thuận lợi cho ngƣời bán cũng nhƣ ngƣời mua nhằm tránh trƣờng hợp chợ tự phát không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và cảnh quan đô thị.

1.3.2. Hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội triển kinh tế xã hội

Chợ đƣợc hợp pháp hóa khi có đủ điều kiện mà pháp luật đề ra. Tuy nhiên đối với các chợ truyền thống đã tồn tại từ lâu đời thì hầu nhƣ đã đƣợc pháp luật đƣơng thời, cũng nhƣ trong quá khứ chợ đã đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Khi có một chợ nào đó xuất hiện làm đảo lộn trật tự địa phƣơng, an ninh xã hội làm ảnh hƣởng tới các công trình phúc lợi, cũng nhƣ ảnh hƣởng tới mỹ quan đô thị, ảnh hƣởng tới việc quy hoạch tổng thể của các địa phƣơng, quận huyện, thành phố và không phù hợp với mục tiêu đƣờng lối của các chính sách kinh tế xã hội đối với từng vùng từng địa phƣơng, không đúng pháp luật thì sẽ bị loại bỏ. Còn những chợ phù hợp và thỏa mãn những điều kiện bức thiết mà dân cƣ mong muốn sẽ đƣợc nhà nƣớc và địa phƣơng đầu tƣ xây dựng chỉnh trang cải tạo, phát triển.

1.3.3. Sự xuất hiện và phát triển của các trung tâm thƣơng mại lớn

Mặc dù với xu hƣớng chung là ngƣời tiêu dùng luôn ƣu tiên mua sắm hàng hóa tại các chợ truyền thống vì chợ truyền thống có nhiều mặt thuận lợi hơn trong việc mua sắm hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa tiêu dùng hằng ngày. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trƣờng trong nƣớc, hơn một thập niên trở lại đây, các thành phố lớn rầm rộ với sự tăng lên một cách mạnh mẽ về số lƣợng các trung tâm thƣơng mại (đặc biệt là siêu thị, sau đó là các hội chợ thƣơng mại, cửa hàng bán lẻ, các doanh nghiệp, công ty thƣơng mại...). Siêu thị là một trong những loại hình thƣơng mại mới, nó đang

đƣợc ngƣời dân thành thị tiếp nhận một cách nhanh chóng và số lƣợng ngày càng tăng, càng ngày siêu thị càng phát triển về số lƣợng cũng nhƣ quy mô, chất lƣợng các loại mặt hàng, dịch vụ phục vụ... Ta có thể thấy đƣợc những nét đặc trƣng cơ bản của siêu thị là:

- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ:

Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ, bán hàng hóa trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, đƣợc quy hoạch và tổ chức kinh doanh dƣới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thƣơng nhân đầu tƣ và quản lý, đƣợc Nhà nƣớc cấp phép hoạt động.

- Siêu thị áp dụng phƣơng thức tự phục vụ:

Đây là phƣơng thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, đƣợc ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phƣơng thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh... giữa phƣơng thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt.

Tự chọn: Khách hàng sau khi chọn mua đƣợc hàng hóa sẽ đến chỗ ngƣời bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của ngƣời bán.

Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Ngƣời bán vắng bóng trong quá trình mua hàng.

- Siêu thị thƣờng chú trọng ở nghệ thuật trƣng bày hàng hóa:

Qua nghiên cứu cách thức vận động của ngƣời mua hàng khi vào cửa hàng, ngƣời điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do ngƣời bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng

cáo", lôi cuốn ngƣời mua. Siêu thị làm đƣợc điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trƣng bày hàng hóa nhiều khi đƣợc nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao đƣợc ƣu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, đƣợc trƣng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau đƣợc xếp gần nhau; hàng khuyến mãi phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trƣng bày đập vào mắt; hàng có trọng lƣợng lớn phải xếp ở bên dƣới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lƣợng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó đƣợc bán rất chạy...

- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong bán hàng...) hơn hẳn các chợ hiện đang tồn tại.

Tuy nhiên, tại sao các chợ truyền thống vẫn tồn tại, phát triển và có một thị phần lớn ở nƣớc ta hiện nay. Để hiểu thêm về vấn đề này, ta có thể xem xét một số nét của siêu thị và chợ truyền thống:

Đối với siêu thị:

- Điểm mạnh: Hàng hóa trong siêu thị thƣờng là các hàng hóa có rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả đƣợc niêm yết rõ ràng, hợp lý (giá cả trong siêu thị thƣờng chỉ đăt hơn 2% so với giá bán ở các đại lý bán lẻ), măt bằng xây dựng có thể tuy theo diện tích có, không gian chiếm ít phù hợp với tình trạng thiếu thốn đất nhƣ ở các thành phố lớn. Hơn nữa, vệ sinh môi trƣờng ở các siêu thị rất tốt, khách hàng thoải mái lựa chọn hàng hóa mà không bị bắt phải mua nhƣ ở một số chợ, sự bố trí hàng hóa mang tính khoa học dễ tìm kiếm và lựa chọn măt hàng mà khách hàng muốn...

- Điểm yếu: Chi phí cho đầu tƣ xây dựng ban đầu là lớn và rất tốn kém, các khách hàng đến siêu thị mua hàng thƣờng là các khách hàng có thu nhập cao trong khi đó ở nƣớc đa số ngƣời dân có mức thu nhập trung bình và thấp. Vì thế,sự phát triển của siêu thị thƣờng là các đô thị lớn của thành phố. Trong

khi đó phần lớn ngƣời dân của nƣớc ta lại chƣa có thói quen mua sắm tại các siêu thị và nó chƣa phù hợp với tâm lý ngƣời tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và thấp.

Đối với chợ:

- Điểm mạnh: Số lƣợng hàng hóa đa dạng nhiều chủng loại, giá cả, phục vụ cho nhiều đối tƣợng khách hàng mà đa số là ngƣời dân lao động với mức thu nhập trung bình và thấp, nhóm khách hàng bình dân phù hợp với mức thu nhập và tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Đặc trƣng của mô hình này là nhóm các nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày. Thậm chí, đó còn là nơi ngƣời dân ra ngồi để bán những thứ "của nhà trồng đƣợc". Hơn nữa cung cách buôn bán của tiểu thƣơng, tâm lý mua sắm của ngƣời dân khác rất nhiều so với trung tâm thƣơng mại nó là một loại hình truyền thống ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân, sự giao lƣu mua bán thuận tiện...

- Điểm yếu: Hạ tầng cơ sở không đảm bảo, phàn lớn các chợ đã đầu tƣ từ nhiều năm trƣớc không đƣợc duy tu bão dƣỡng, nâng cấp nên xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện cho hoạt động kinh doanh gây ảnh hƣởng tới vệ sinh môi trƣờng, hàng hóa ở chợ nhiều sản phẩm hàng hóa tự sản, tự tiêu của ngƣời dân nên chƣa đảm bảo chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh lộn xộn, tranh cãi lấn chiếm, hoat động kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, ... hàng hóa thì không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả bất thƣờng không chính xác.

Việc trƣng bày hàng hóa bày bán trong chợ thƣờng lộn xộn không phân định rõ ràng về địa điểm bày bán các loại hàng hóa khác nhau.

Để chợ truyền thống luôn là kênh tiêu dùng ƣa tiên lựa chọn của ngƣời tiêu dùng đòi hỏi các thƣơng nhân kinh doanh tại các chợ truyền thống phải không ngừng nâng cao chất lƣợng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chủng loại hàng hóa đa dạng, giá cả hợp lý nhất và đặc biệt là việc phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với các cơ quan quản lý phải thƣờng xuyên cải tạo

nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở tại chợ để đảm bảo thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆ TR NG CÔNG TÁC QUẢN Ý CHỢ Ở ỘT SỐ ĐỊ PHƢƠNG TẠI VIỆT N

Trong bối cảnh chợ phải đối đầu cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻ khác nhƣ siêu thị, cửa hàng và các đội quân bán hàng di động, nếu không theo kịp nhu cầu, thị hiếu ngƣời tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần. Để vực dậy hoạt động chợ, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là biện pháp khả thi mà một số nơi đang tiến hành.

1.4.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở thành phố Hồ Chí Minh: tƣ nhân quản lý chợ

Mặc dù chợ là nơi cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của ngƣời ngƣời dân, nhƣng nhắc đến chợ nhiều ngƣời tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môi trƣờng, lối đi thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thƣơng nói thách, cân thiếu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc. Do vậy, ngƣời dân thƣờng chọn cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhƣng mua sắm thoải mái và sạch sẽ.

Nhiều chợ không có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đƣờng, gây kẹt xe, mất trật tự trên địa bàn. Ngoài ra Ban quản lý chợ năng lực còn hạn chế nên không tổ chức quản lý tốt và không đảm bảo đƣợc tính văn minh thƣơng mại trong chợ.

Trong bối cảnh đó thì tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm nay, có tới gần 50 siêu thị, chƣa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã ra đời, thu hút dần lƣợng khách của các chợ. Trƣớc đây, siêu thị đƣợc đánh giá là nơi mua sắm dành cho những ngƣời có thu nhập cao, nhƣng hiện tại

theo thăm dò và thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thƣờng xuyên của siêu thị là những ngƣời có thu nhập trung bình và khá.

Trƣớc tình hình cạnh tranh găy gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại, tiểu thƣơng nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm. Ở một số Quận, với những chợ do Nhà nƣớc quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nƣớc cũng phải luôn bù lỗ huồng gì nói tới việc thu nộp ngân sách.

Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết. Chính vì vậy, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, xây dựng và khai thác chợ. Trƣớc mặt tƣ nhân mới chỉ đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nƣớc xây dựng, làm chủ đầu tƣ), chứ chƣa bỏ tiền để xây dựng toàn bộ chợ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thƣơng Mại thành phố đã thí điểm cho tƣ nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhƣng ban đầu mới chỉ đấu thầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ đƣợc đấu thầu toàn phần.

Trƣớc khi cho tƣ nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một số quận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tƣ sửa chữa đều do Ngân sách Nhà nƣớc bỏ ra. Nhƣng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trƣớc.

Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp), đƣợc tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001. Ngƣời trúng thầu là một cá nhân. Trƣớc khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, nhƣng hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các chi phí sửa chữa, tân trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sách cấp.

tác xã Tân Tiến. Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phƣờng, việc thu chi cũng không cân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp, tiểu thƣơng và dân cƣ kêu ca. Đến nay, ngoài việc nộp ngân sách Nhà nƣớc mỗi năm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp.

Tƣ nhân trực tiếp đứng ra quản lý đƣợc chủ động hoàn toàn vấn đề tài chính nhƣng vẫn theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc theo dõi và hỗ trợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp. Một khi tƣ nhân tự bỏ vốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phƣơng án kinh doanh tốt nhất để thu đƣợc lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản.

Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… cũng đƣợc quản lý sâu sát hơn. Theo Sở Thƣơng mại Thành phố Hồ Chí Minh, trƣớc kia (khi chƣa tƣ nhân hoá) các vấn đề trên do phƣờng, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và phải chi cho ngân sách địa phƣơng nên chỉ đƣợc thực hiện một cách lỏng lẻo. Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên đƣợc cải thiện hơn so với chợ do Nhà nƣớc trực tiếp trực tiếp quản lý. Ngoài ra các quầy sạp cũng đƣợc bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên số tiểu thƣơng tăng đáng kể.

Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từ ngày 30/09/2004). Trên cơ sở đó, Sở Thƣơng mại sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu nhiều chợ tiếp theo trong thời gian tới.

Việc cho tƣ nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngân sách Nhà nƣớc, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ. Tuy nhiên, từ nay, các cá nhân không còn đƣợc tham gia đấu thầu mà phải là các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp Nhà nƣớc,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)