Thực trạng phân bố ngành hàng và chất lƣợng sản phẩm của các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 53 - 55)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng phân bố ngành hàng và chất lƣợng sản phẩm của các

các chợ truyền thống

Hiện nay, phần lớn các sản phẩm hàng hóa buôn bán tại các chợ trên địa bàn là các sản phẩm nông sản thực phẩm, rau quả, quần áo vải vóc, hàng tạp hóa và một số loại hàng hoá khác nhƣ hàng thực phẩm công nghệ, đồ trang sức,…. Trong đó, hầu hết các chợ đều kinh doanh tổng hợp cả hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng nông sản thực phẩm.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp ngành hàng kinh doanh tại các chợ

Số lƣợng Tỷ trọng Tổng số hộ kinh doanh 16.585 100 Trong đó

Hàng thực phẩm tƣơi sống 8.126 49 Kinh doanh hàng tạp hoá 1.824 11

Kinh doanh dịch vụ 1.327 8

Kinh doanh hàng nông sản khô, sơ chế 961 5.8 Kinh doanh hàng may mặc 1.197 7.2 Kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ 829 5 Kinh doanh hàng trang sức đắt tiền 331 2

Kinh doanh ngành khác 497 3

(Nguồn: Sở Công thương Đà Nẵng)

Trong tổng số 16.585 hộ kinh doanh cố định tại các chợ trên địa bàn thành phố phân theo ngành hàng có:

Kinh doanh hàng thực phẩm tƣơi sống có 8126 hộ (trung bình một (chợ có 125 hộ), chiếm 49%;

Kinh doanh hàng tạp hoá có 1824 hộ (trung bình một chợ có 28 hộ), chiếm 11%;

Kinh doanh dịch vụ có 1327 hộ (trung bình một chợ có 20 hộ), chiếm 8%;

Kinh doanh hàng nông sản khô, sơ chế có 961 hộ (trung bình một chợ có 15 hộ), chiếm 5,8%;

Kinh doanh hàng may mặc có 1197 hộ (trung bình có 18 hộ), chiếm 7,2%;

Kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ có 829 hộ (trung bình một chợ là 12 hộ), chiếm 5%;

Kinh doanh hàng giầy dép có 1493 hộ (trung bình một chợ có 23 hộ) chiếm 9%;

Kinh doanh hàng trang sức đắt tiền 331 hộ (trung bình 5 hộ), chiếm 2%; Kinh doanh ngành khác (điện tử, điện máy,…) 497 hộ (trung bình 7 hộ), chiếm 3%;

Nhƣ vậy, trong số các ngành hàng kinh doanh tại hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, kinh doanh hàng thực phẩm tƣơi sống có tỉ trọng cao nhất chiếm 49% Tiếp đến là hàng tạp hoá với tỉ trọng là 11%, kinh doanh dịch vụ với tỷ trọng 8%; hàng nông sản khô và sơ chế chiếm 5.8%. Số lƣợng các cửa hàng trang sức đắt tiền thấp nhất chỉ chiếm 2%.

Về chất lƣợng hàng hóa có thể nhận thấy rằng chất lƣợng hàng hóa ở chợ và siêu thị gần nhƣ là nhƣ nhau vì lấy cùng một nhà sản xuất, các hộ kinh doanh tại chợ truyền thống hiện nay ngoài một số mặt hàng mang tính tự sản, tự tiêu của hộ nông dân cung cấp và buôn bán tại các chợ thì phần lớn sản phẩm các hộ kinh doanh tại chợ đƣợc cung cấp bởi các trung tâm thƣơng mại lớn, các siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mẫu mã chất lƣợng đúng quy định.

Tuy nhiên, ở các chợ truyền thống hiện nay chủ yếu kinh doanh các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của dân cƣ, nhƣ các mặt hàng thiết yếu, lƣơng thực thực phẩm, các hoạt động dịch vụ cao cấp, vui chơi giải trí rất hạn chế và chất lƣợng phục vụ không tốt bằng các trung tâm thƣơng mại lớn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 53 - 55)