Tình hình kết quả và hiệu quả chợ truyền thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 61 - 66)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.2.5. Tình hình kết quả và hiệu quả chợ truyền thống

Cùng với sự phát triển về kinh tế cả nƣớc nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng thu nhập bình quân đầu ngƣời có bƣớc tăng đáng kể, mức sống của ngƣời dân trên địa bàn thành phố n g à y m ộ t n â n g c a o , xu hƣớng tiêu dùng ngày càng có sự thay đổi, đòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lƣợng cao hơn, an toàn hơn đối với ngƣời sử dụng, do vậy nhu cầu đƣợc sử dụng sản phẩm an toàn là rất lớn, trong những năm qua thành phố Đà Nẵng chủ trƣơng sửa chữa, nâng cấp đầu tƣ mới các chợ, xây dựng chợ theo hƣớng văn minh hiện đại, khắc phục các điểm yếu về cơ sở hạ tầng, nhiều chợ sau khi nâng cấp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, có hệ thống xử lý nƣớc

thải, luôn luôn đảm bảo chợ sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt là hệ thống phòng cháy chữa cháy đƣợc quan tâm đúng mức, các tiểu thƣơng kinh doanh tại chợ đƣợc tập huấn về kỹ năng bán hàng, từng bƣớc thực hiện tốt văn minh trong thƣơng mại qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của chợ với các siêu thị, trung tâm thƣơng mại trên địa bàn, các chợ lớn trên thành phố ngoài việc phục vụ ngƣời tiêu dùng địa phƣơng còn là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan và mua sắm trong đó chợ Hàn, chợ Cồn là một điểm đến du lịch của Đà Nẵng. Chợ Hàn từ lâu đời đã nổi tiếng là chợ du lịch của thành phố Đà Nẵng. Du khách đến thăm quan Đà Nẵng - sông Hàn ít nhất phải ghé chợ Hàn một lần và nếu có dịp trở lại thì họ vẫn chọn chợ Hàn là điểm đến để mua sắm vì khi đến chợ đƣợc nhìn ngắm hàng hóa trƣng bày bắt mắt, mua sắm đạt chất lƣợng yêu cầu và đảm bảo trọng lƣợng, bên cạnh đó chợ Hàn còn có mặt trong các tour tham quan phục vụ cho du khách đến Đà Nẵng bằng đƣờng tàu biển. Văn minh thƣơng mại ở đây khá tốt, không có ngƣời chèo kéo, mồi chài, không cân thiếu, không gian lận… ngƣời bán hàng rất vui vẻ, lịch sự.

Hoạt động của chợ ngày càng hiệu quả hơn c ò n n h ờ s ự cải thiện hoạt động của bộ máy quản lý chợ, thƣờng xuyên đ ƣ ợ c đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý chợ cho những ngƣời làm công tác quản lý nhà nƣớc và quản lý trực tiếp tại chợ, trách nhiệm Ban quản lý ngày càng đƣợc nâng cao, ngoài việc quản lý về an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống cháy nổ …Ban quản lý chợ còn đảm nhiệm việc thu các khoản phí của tiểu thƣơng, có quản lý tốt, hỗ trợ các dịch vụ cho tiểu thƣơng tốt thì việc thu phí mới thuận lợi và đạt kết quả cao.

Về mức thu của các chợ truyền thống hiện nay đƣợc thực hiện theo Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND ngày 4/12/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn thành phố,

theo đó đối với các chợ lớn, chợ loại 1 do công ty Quản lý Hội chợ triễn lãm quản lý gồm: Trung tâm thƣơng nghiệp chợ Cồn, chợ Hàn, Chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cƣờng với gần 4.500 hộ kinh doanh, trong năm 2012-2013 mức thu phí tại các chợ này đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7: Số thu phí tại các chợ do công ty Quản lý Hội chợ triễn lãm quản lý năm 2012-2013

ĐVT: Đồng Stt Số thu Số nộp ngân

sách

Số để lại bổ sung vào chi hoạt động thƣờng xuyên Ghi chú Năm 2012 1.440.430.000 432.129.000 1.008.301.000 Năm 2013 13.103.500.000 3.275.875.000 9.827.625.000

(Nguồn Công ty quản lý Hội chợ triễn lãm Đà Nẵng)

Nguồn thu phí chợ năm 2013 tăng cao do Công ty Hội chợ triễn lãm và các chợ đã tăng cƣờng công tác quản lý tại chợ theo đúng các quy định hƣớng dẫn hiện hành về công tác quản lý chợ, rà soát sắp xếp lại các hộ kinh doanh cố định trong chợ và thu nợ tồn đọng các năm trƣớc, các khoản thu phí chợ, phí giữ xe, phí rác và các dịch vụ kèm theo thực hiện theo quy định của UBND thành phố và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Hằng năm đơn vị nộp ngân sách vƣợt chỉ tiêu so với kế hoạch Ủy ban nhân dân thành phố giao ( năm 2012 đạt 147%, năm 2013 đạt 177% so với dự toán)

Đối với các chợ loại 2, loại 3 trên địa bàn các quận huyện sau khi đầu tƣ xây dựng mới hoặc nâng cấp đƣa vào khai thác sử dụng đều đạt hiệu quả cao, giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động thực hiện an sinh xã hội đặc biệt giải quyết việc làm chuyển đổi ngành nghề cho nông dân mất đất sản xuất trong việc thực hiện quy hoạch mở rộng đô thị của thành phố trong những năm qua.

Để làm rõ hơn hiệu quả trong việc đầu tƣ phát triển chợ trên địa bàn thành phố trong nhƣng năm qua, qua đánh giá khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ là quận đƣợc thành lập năm 2005 sau khi chia tách huyện Hòa Vang và đƣợc thành phố quan tâm ƣu tiên mở rộng phát triển dịch vụ thƣơng mại dịch vụ về phía Tây Nam của thành phố, trong đó có việc đầu tƣ mở rộng mạng lƣới các chợ tại quận, kể từ ngày thành lập quận đến nay đã đầu tƣ xây dựng mới 4 chợ, đồng thời qua các năm đã tiếp tục thực hiện nâng cấp mở rộng để bố trí các hộ kinh doanh tại các chợ tạm, chợ cóc theo chủ trƣơng của thành phố. Trong những năm qua quận Cẩm Lệ cũng là nơi chịu ảnh hƣởng lớn bởi quy hoạch của thành phố, hầu hết các phƣờng đều có quy hoạch chỉnh trang đô thị, trong đó phƣờng Hòa Xuân bị giải tỏa hoàn toàn vì vậy một bộ phận lao động nông thôn mất việc, không có việc làm nên việc đầu tƣ mở rộng và xây dựng mới các chợ đã giải quyết một lƣợng lớn lao động tại địa phƣơng, theo số liệu thông kê của phòng Lao động thƣơng binh xã hội quận Cẩm Lệ thì từ năm 2011-2013 với việc đầu tƣ nâng cấp chợ Cẩm Lệ, chợ Hòa An, xây dựng mới đƣa vào sử dụng chợ Hòa Cầm, chợ Hòa Xuân đã giải quyết thêm 300 lao động trực tiếp tại các chợ và khoảng 500 lao động gián tiếp phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tại các chợ. Đến nay các chợ trên địa bàn quận có khoảng hơn 900 hộ kinh doanh, giải quyết hơn 1200 lao động trực tiếp tại chợ. Mức thu phí tại chợ cũng tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc do quá trình đầu tƣ mới, nâng cấp các chợ bố trí thêm các quầy sạp kinh doanh, tăng số quầy sạp kinh doanh, các hộ kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao, nhiều hộ trƣớc đây chƣa kinh doanh nay triển khai hoạt động kinh doanh đồng thời các hoạt động dịch vụ phụ trợ cũng tăng theo vì vậy mức thu tăng cao, tỉ lệ nộp ngân sách nhà nƣớc cũng tăng theo.

Bảng 2.8: Bảng tổng số thu phí các chợ trên địa bàn quận Cẩm Lệ từ năm 2010-2013

ĐVT: Đồng STT Phí chợ Tổng số thu Số để lại cho

đơn vị thu Số nộp NSNN Ghi chú 1 Năm 2010 649.321.666 500.241.675 149.079.991 2 Năm 2011 751.389.000 607.553.750 143.835.250 3 Năm 2012 1.044.498.500 829.604.550 214.893.950 4 Năm 2013 1.985.559.000 1.566.243.000 419.316.000 1

(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch quận Cẩm Lệ)

Qua số liệu tại bảng 2. 8, cho thấy quá trình đầu tƣ phát triển chợ thì tại quận Cẩm Lệ ngân sách thu đƣợc ngày một tăng cao, từ năm 2010 đến 2013 mức thu phí tăng gấp 3 lần, các hộ kinh doanh ngày càng ổn định mở rộng kinh doanh, giá trị từng quầy sạp cũng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thẩm định cho vay hộ tiểu thƣơng với số tiền lớn và cho vay dài hạn nhằm bổ sung nguồn vốn cho các tiểu thƣơng qua đó quy mô kinh doanh đƣợc tăng lên, nâng cao đƣợc doanh số bán ra lợi nhuận ngày một tăng cao mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp phá sản, nghỉ kinh doanh nhƣng hoạt động kinh doanh của các hộ tiểu thƣơng tại các chợ vẫn duy trì và phát triển ổn định.

Qua số liệu khảo sát thẩm định cho vay hộ tiểu thƣơng của Ngân hàng Maritime Bank đối với các chợ trên địa bàn quận Cẩm Lệ ngoài trang bị vật chất giá trị của từng quầy sạp tại chợ thì hầu hết các tiểu thƣơng tại các ngành hàng đều kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao.

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp doanh thu và lợi nhuận theo ngành hàng tại chợ Cẩm Lệ Stt Ngành hàng Số lƣợng quầy sạp khảo sát Doanh thu/ tháng/quầy Lợi nhuận ngành hàng/bq tháng/quầy 1 Áo quần 27 69.000.000 7.000.000 2 Tạp hóa, mỹ phẩm 25 78.000.000 6.500.000 3 Bánh kẹo 12 60.000.000 6.300.000 4 Giày dép 17 72.000.000 6.000.000 5 Vải 11 68.000.000 5.200.000 6 Gia vị 25 54.000.000 6.500.000

7 Hƣơng đèn, bông hoa, trái cây 18 55.000.000 5.000.000 8 Ăn uống, giải khát 20 32.000.000 4.500.000

9 Cá 35 45.000.000 4.000.000

10 Thịt 35 50.000.000 4.500.000

11 Rau, củ, quả 40 30.000.000 3.200.000

(Nguồn: Khảo sát cho vay hộ tiểu thương của Ngân hàng Maritime Bank tại chợ Cẩm Lệ)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)