Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 78)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.2.2.Giải pháp về cơ chế chính sách

Thành phố sớm ban hành quy định về đầu tƣ xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn thành phố phù hợp với nhu cầu phát triển và quản lý chợ trong tình hình mới; đồng thời ban hành quy chế đấu thầu nhận quản lý khai thác chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn thành phố để có cơ sở pháp lý thực hiện xã hội hóa công tác đầu tƣ và quản lý chợ; chuyển đổi mô hình từ Ban quản lý chợ sang Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý.

Ban hành chính sách ƣu đãi về thời gian thuê đất, ƣu đãi đầu tƣ vào lĩnh vực chợ, nhất là các chợ vùng nông thôn và đồng thời có chính sách thuế hợp lý nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh và khai và quản lý khai thác chợ nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tƣ xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn thành phố tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng chợ đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo quy định.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về tín dụng cho nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng các loại hình tín dụng ƣu đãi theo quy định của nhà nƣớc và tín dụng đầu tƣ phát triển, giới thiệu và có các văn bản thông tin đến các doanh nghiệp

về các quỹ tín dụng ƣu đãi cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Cung cấp miễn phí thông tin cần thiết trong quá trình khảo sát và lập dự toán đầu tƣ.

Xây dựng giá thuê diện tích kinh doanh phù hợp với thực tiễn của từng chợ, từng địa phƣơng, đảm bảo thu hút đƣợc các hộ đến tham gia kinh doanh trên chợ.

Các chợ chƣa hoạt động hết công suất thiết kế, hoạt động kém hiệu quả thì tìm các biện pháp hữu hiệu để thu hút thƣơng nhân hoặc xem xét để chuyển đổi mục đích sử dụng, mở rộng công năng hoặc sắp xếp di dời sang chợ khác. Với Đà Nẵng, rất cần có cơ chế chính sách nhằm xã hội hóa, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế cũng nhƣ các nguồn lực xã hội khác chung tay, cùng tham gia xây dựng và khai thác, phát triển hệ thống chợ trên phạm vi cả nƣớc. Bên cạnh các nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc từ Trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng, thì nguồn lực xã hội hóa thông qua các cơ chế, chính sách nêu trên theo tôi đóng vai trò đặt biệt quan trọng.

Xu hƣớng cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động của các chợ là một xu hƣớng khách quan và cần thiết trong quá trình phát triển thƣơng mại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của thành phố. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ chuyển đổi tất cả các chợ truyền thống thành các siêu thị, trung tâm thƣơng mại mà phải xem xét, đánh giá rất cụ thể đối với từng trƣờng hợp cụ thể. Sẽ có những chợ truyền thống nếu đƣợc chuyển đổi sẽ hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm của ngƣời tiêu dùng, nhƣng cũng sẽ có những chợ chỉ nên cải tạo, nâng cấp và giữ nguyên chức năng là chợ truyền thống vốn có của nó thì sẽ hiệu quả hơn, v.v... Với số lƣợng chợ lớn cần đƣợc quy hoạch và quản lý, sẽ có nhiều chợ phải di dời, chuyển đổi, nâng cấp, hoặc thậm chí là phải di chuyển sang vị trí khác, v.v... Bên cạnh đó, chợ truyền thống khi đƣợc chuyển

đổi thành cơ sở mới sẽ khang trang hơn, vệ sinh hơn, bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy hơn, nhƣ vậy, bà con có nơi mua bán tốt hơn, văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần phải có sự tham mƣu của các cấp quản lý về thƣơng mại cùng với chính quyền sở tại, đánh giá kỹ các khâu trƣớc khi tiến hành thay đổi, xây dựng phƣơng án phù hợp; đồng thời, cần có sự tham vấn của bà con một cách công khai, dân chủ và ngay từ sớm thì quá trình chuyển đổi hoặc thay đổi sẽ tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội.

Vì vậy, ở đây vai trò của các cơ quan tham mƣu, xây dựng phƣơng án cụ thể cho từng dự án đầu tƣ xây dựng chợ ở các địa phƣơng là hết sức quan trọng, để bảo đảm sao cho quá trình xây dựng dự án và triển khai đầu tƣ đƣợc công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia dân chủ và cởi mở từ phía ngƣời dân và các hộ kinh doanh trong chợ. Rõ ràng là trong thời gian qua đã có nhiều chợ truyền thống đƣợc chuyển đổi rất thành công và hoạt động có hiệu quả ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Nhƣng cũng đúng nhƣ phản ánh của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, có một số chợ truyền thống sau khi chuyển đổi đã hoạt động kém hiệu quả, gây dƣ luận và phản ứng không đồng thuận từ phía ngƣời dân. Rõ ràng, nguyên nhân của điều này chính là bởi trong quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi đã chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhƣ nêu trên, cụ thể là bên cạnh việc xem xét, đánh giá các điều kiện về qui hoạch thì việc bảo đảm cho quá trình thông tin về chủ trƣơng, về phƣơng án sắp xếp kinh doanh cụ thể sau chuyển đổi, về sự tham gia đóng góp của các hộ kinh doanh trong quá trình xây dựng dự án... còn có những hạn chế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 78)