Phƣơng hƣớng phát triển chợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 74)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.1.2.Phƣơng hƣớng phát triển chợ

a. Xây dựng mới các chợ theo qui hoạch

Tập trung đầu tƣ xây dựng các chợ mới theo quy hoạch phát triển chợ của thành phố và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội thành phố giai đoạn 2014-2020 và sau 2020, xây dựng các chợ truyền thống hài hoà theo quy hoạch gắn với không gian mở rộng đô thị của thành phố, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các chợ đầu mối đầu mối nông sản, gia súc, gia cầm và các chợ dân sinh tại một số xã ở huyện Hoà Vang.

b. Cải tạo, nâng cấp theo chợ hiện trạng

Thực hiện cải tạo nâng cấp các chợ hiện trạng trên địa bàn thành phố về kết cấu hạ tầng cơ sở, hệ thống điện, nƣớc, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng,..từng bƣớc mở rộng về quy mô hoạt động chợ đáp ứng tốt nhất

nhu cầu trao đổi hàng hoá, mua sắm của dân cƣ. Đối với các chợ không đảm bảo điều kiện hoạt động nằm trong kế hoạch di dời giải toả cần phải thực hiện giải toả dứt điểm và bố trí các hộ kinh doanh vào các chợ đƣợc đầu tƣ mới hoặc nâng cấp mở rộng.

c. Phương hướng huy động các nguồn vốn để phát triển chợ

Theo kế hoạch giai đoạn 2014-2016 thành phố dự kiến đầu tƣ cho phát triển chợ là 48 chợ trong đó chủ yếu đầu tƣ kinh phí cho việc nâng cấp các chợ đê đảm bảo các điều kiện kinh doanh tốt nhất cho tiểu thƣơng và thuận lợi cho khách hàng đến mua sắm tại các chợ truyền thống, theo đó nguồn vốn để thực hiện đƣợc huy động từ nhiều nguồn từ trung ƣơng, đến địa phƣơng và vốn đóng góp của các hộ tiểu thƣờng tại chợ.

Tổng vốn dự kiến 1.241.500 tỉ đồng, trong đó:

+ Vốn từ ngân sách Trung ƣơng: 66,5 tỉ đồng , chiếm tỉ trọng 5,36% + Vốn tƣ ngân sách địa phƣơng: 265,1 tỉ đồng , chiếm tỉ trọng 21,35% + Vốn do doanh nghiệp đầu tƣ (bao gồm cả vốn của HTX, hộ kinh doanh): 909,9 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 73,29% .

Bảng 3.1:Tổng hợp kế hoạch xây mới và nâng cấp chợ giai đoạn 2014-2016

STT Địa bàn Quận, Huyện Số chợ Diện tích chợ (m2) Vốn đầu tƣ (triệu đồng) Nguồn vốn đầu tƣ (triệu đồng) NS TW NS Nhà Nƣớc DN, HTX, Thƣơng nhân tại chợ 1 Q. Hải Châu 6 50.597 1.015.000 26.500 197.000 791.500 2 Q.Thanh Khê 6 19.642 29.000 5.800 23.200 3 Q.Liên Chiểu 5 13.200 20.000 6.600 13.400 4 Q.Sơn Trà 8 31.532 36.000 16.600 20.400 5 Q.Ngũ Hành Sơn 6 21.500 33.500 16.000 17.500 6 Q.Cẩm Lệ 4 18.100 15.000 6.100 8.900

7 Huyện Hòa Vang 13 60.345 93.000 40.000 18.000 35.000 Tổng cộng 48 214.916 1.241.500 66.500 265.100 909.900

d. Phương hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy tại chợ

Công tác vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm tại chợ cần phải đặc biệt quan tâm và chú trọng, vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thành phố, đề nghị UBND thành phố ban hành các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trƣờng chợ, phối hợp cùng Sở Y tế tăng cƣờng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trƣờng, thu gom rác thải, phát động phong trào diệt chuột, khám sức khỏe cho các hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ; đồng thời kiểm tra và kiên quyết xử lý các hộ vi phạm.

Về công tác phòng cháy chữa cháy, phối hợp với Công an thành phố, chính quyền địa phƣơng, tổ chức truyên truyền, phổ biến các quy định về phòng cháy chữa cháy, xây dựng các nội quy về phòng cháy chữa cháy tại chợ, tổ chức huấn luyện và diễn tập công tác phòng chống cháy nổ, đầu tƣ thêm các trang thiết bị chữa cháy, nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy chữa cháy cho các thƣơng nhân tham gia kinh doanh tại chợ. Vận động các tiểu thƣơng kinh doanh tại các chợ tự trang bị các phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ nhƣ bình chữa cháy , bình co2,…để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu về nguy cơ cháy xảy ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 74)