Tăng kết quả và hiệu quả của chợ truyền thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 26 - 27)

6. Tổng quan nghiên cứu

1.2.5. Tăng kết quả và hiệu quả của chợ truyền thống

Chợ truyền thống bản thân nó là hoạt động kinh tế đảm nhiệm một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự phát triển của nó có không chỉ thể hiện ở kết quả và hiệu quả của bản thân nó mà còn cả nền kinh tế.

Tăng kết quả hoạt động của chợ truyền thống thể hiện sự gia tăng kết quả hoạt động của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này và đƣợc phản ánh bằng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ của họ theo thời gian. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện rõ năng lực kinh doanh của chợ truyền thống. Trên khía cạnh quá trình tái sản xuất thì tăng kết quả này còn hàm ý tăng nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra trong hoạt động của nó. Tuy nhiên có thể

chỉ tiêu này đƣợc thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nhƣ giảm chi phí lƣu thông của hàng hóa, giảm chi phí / 1 đồng doanh thu…Trên góc độ nền kinh tế thì tăng hiệu quả hoạt động của chợ còn thể hiện ở mức giảm chi phí xã hội để tiêu dùng dịch vụ hay số việc làm đƣợc tạo ra nhờ phát triển chợ.

Các tiêu chí

- Mức và tỷ lệ tăng doanh thu của chợ truyền thống

- Mức và tỷ lệ tăng doanh thu bình quân /hộ chợ truyền thống - Lợi nhuận /hộ của chợ truyền thống

- Số việc làm tăng thêm nhờ hoạt động của chợ..

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 26 - 27)