Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý - kinh tế thuận lợi cho phát triển thƣơng mại, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, bƣu chính viễn thông, vận tải...

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nƣớc vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông

nhƣng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67-77,33%.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lƣợng mƣa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố.

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua kinh tế thành phố Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trƣởng khá, cơ cấu

chuyển dịch theo đúng hƣớng, Đà Nẵng luôn kiên trì chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho phát triển kinh tế với nhiều dự án đƣợc triển khai và đƣa vào sử dụng nhƣ: Khu đô thị Thạc Gián-Vĩnh Trung, khu đô thị mới Bạch Đằng Đông, Quốc lộ 1A, đƣờng Liên Chiểu-Thuận Phƣớc,đƣờng ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, nút giao thông Hoà Cầm, đƣờng Trƣờng Sa, Dự án Thoát nƣớc và Vệ sinh môi trƣờng, Trung tâm Hội chợ triển lãm, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng… và các dự án thƣơng mại nhƣ: Indochina, Vinacapital, Viễn Đông Meridan, Coopmart... tạo cho Đà Nẵng bộ mặt đô thị mới ngày một khang trang, hiện đại, đây là những công trình làm thành phố thay da đổi thịt, tạo dấu ấn rõ nét đƣợc ghi nhận đánh giá không chỉ trong nƣớc mà còn ngoài nƣớc. Bên cạnh đó những con đƣờng từ thành phố tỏa về các vùng nông thôn, lên miền núi cũng đƣợc nâng cấp, mở rộng.

Hệ thống hạ tầng thƣơng mại đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển đa dạng, mạng lƣới rộng khắp; với nhiều đại lý của các nhà phân phối, siêu thị lớn; các Hội chợ quốc gia, khu vực và quốc tế. Các thành phần kinh tế phát triển khá, đặc biệt là khu vực kinh tế tƣ nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố.

Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn 3 năm 2011-2013 tăng 10%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng, với tỷ trọng dịch vụ 55,4%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 2,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 5-6,3 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2.686 USD,bằng 1,35 lần năm 2011 và cao hơn 1,6 lần mức bình quân cả nƣớc năm 2013. Thu ngân sách vƣợt 105%. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và đô thị tiếp tục đƣợc đầu tƣ khá mạnh. Tính đến hết quý 1 năm 2014 tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (giá so sánh 2010) ƣớc đạt 9.407 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cúng kỳ năm 2013 (GDP cùng kỳ năm 2013 tăng 7,09%). Trong đó, lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ tăng trƣởng khá. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ƣớc đạt 235 triệu USD

bằng 20,3% kế hoạch tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tình hình thị trƣờng, giá cả đƣợc kiểm soát ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 tăng 0,75% so với đầu năm. Sản xuất công nghiệp tăng khá, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp quý 1 năm 2014 tăng 10,47% cao hơn mức tăng 8,29% của cùng kỳ năm trƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc đạt 9.100 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch. Hoạt động du lịch khá sôi nổi thu hút nhiều khách đến với thành phố trong các dịp lễ, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 2000 tỷ. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc thực hiện 2.644,9 tỷ đồng, bằng 22,6% dự toán góp phần đáp ứng vốn cho các công trình trọng điểm và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)