Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 68)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Công tác đầu tƣ xây dựng mạng lƣới chợ nông thôn và đầu tƣ nâng cấp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, các công trình chợ hạng 2, 3 sau một thời gian đƣa vào sử dụng, nay xuống cấp trầm trọng, hạ tầng cơ sở tại chợ chua đồng bộ, nhiều chợ không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện sơ sài hoặc đã đƣợc đầu tƣ nhiều năm nhƣng chua thay thế nên nguy cơ về cháy nổ xảy ra cao, vệ sinh môi trƣờng chợ không đảm bảo, rất cần vốn đầu tƣ bổ sung và nâng cấp lại .

- Danh mục những chợ tạm thuộc diện di dời giải tỏa, nhƣng thực tế do nhu cầu dân sinh và không có địa điểm khác để thay thế, hiện nay việc thực hiện di dời và giải tỏa chợ tạm chợ cóc thực hiện chƣa dứt điểm, nhiều nơi đã giải toả nhƣng vẫn tái diễn tình trạng họp chợ gây mất mỹ quan và ảnh hƣởng

đến môi trƣờng khu dân cƣ, nhiều địa phƣơng chƣa có chợ nên dẫn đến tình trạng họp chợ trái phép.

- Trong những năm gần đây các chợ đƣợc đầu tƣ xây dựng mới để thực hiện việc giải tỏa chợ theo chủ trƣơng của thành phố và nhu cầu xây dựng chợ của địa phƣơng có chợ hoạt động không hiệu quả, các hộ tiểu thƣơng tại chợ buôn bán ế ẩm do công tác quy hoạch vị trí đặt chợ không đƣợc quan tâm đúng mức, không thuận lợi cho ngƣời bán cũng nhƣ ngƣời mua sắm, xa khu dân cƣ hoặc quy mô dân số tại khu vực đặt chợ chƣa phù hợp với quy mô chợ. - Sự phối hợp thiếu đồng bộ của các Phòng chức năng UBND quận, huyện trong quá trình đầu tƣ xây dựng và đƣa công trình chợ vào hoạt động về qui mô đầu tƣ, công năng sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng mặt bằng chợ, phƣơng án tổ chức quản lý, chính sách đối với các thƣơng nhân tham gia kinh doanh tại chợ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống cháy nổ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn thụ động trông chờ vào các cơ quan chức năng của thành phố. Đặc biệt do không coi trọng công tác quy hoạch sắp xếp nhóm, ngành hàng kinh doanh cho nên hiệu quả khai thác chợ thấp.

- Sự phối hợp điều hành và hoạt động của Ban quản lý Chƣơng trình phát triển chợ thành phố vẫn còn bị động, công tác kiêm nhiệm từ trƣởng ban đến các chuyên viên của các Sở ngành tham gia đông nhƣng thiếu sự phối hợp, cho nên hiệu quả điều hành của Ban quản lý Chƣơng trình phát triển Chợ thành phố chƣa cao.

- Công tác phối hợp giữa Ban quản lý các chợ với Ủy ban nhân dân các phƣờng, Đội kiểm tra quy tắc đô thị, Công an...trong việc xử lý các hộ kinh doanh lần chiểm vỉa hè, lề đƣờng tại khu vực có chợ chƣa đƣợc thƣờng xuyên liên tục nên hiệu quả chƣa cao.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐÀ NẴNG

3.1. CĂN CỨ ĐƢ R GIẢI PHÁP 3.1.1. ục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống chợ một cách hợp lý nâng cao về quy mô, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tƣ xây dựng và quản lý khai thác chợ theo hƣớng ngày càng hiện đại, với tốc độc nhanh hơn, qui mô lớn hơn tại các hạt nhân của từng khu vực quận huyện, để tạo ra mối liên kết vững chắc cho toàn bộ mạng lƣới thƣơng mại của thành phố phát triển đồng đều, xây dựng và phát triển hệ thống mạng lƣới chợ phải phù hợp với quy mô giao dịch, dòng vận động của hàng hoá, điều kiện giao thông, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phƣơng, từng khu đô thị. Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của địa phƣơng qua các hoạt động tại chợ.

Khuyến khích việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ phù hợp với quy mô và tính chất của các loại hình chợ trên địa bàn thành phố, nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; huy động các thành phần kinh tế đầu tƣ, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; từng bƣớc xã hội hoá đầu tƣ phát triển chợ đến vùng nông thôn, phục vụ tốt nhu cầu đời sống của nhân dân trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và văn minh thƣơng mại.

Tạo môi trƣờng pháp lý, thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tƣ kinh doanh, khai thác chợ.

động thƣơng mại văn minh và ngày càng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng lƣới chợ trong thời kỳ hội nhập. Hạn chế việc phát triển tăng số lƣợng chợ trong khu vực nội thị, khuyến khích đầu tƣ nâng cấp, đầu tƣ xây mới các chợ hiện có. Số lƣợng chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 còn khoảng dƣới 60 chợ nhƣng yêu cầu các công trình và chất lƣợng chợ phải khang trang, sạch đẹp; chợ đƣợc đầu tƣ trang bị hiện đại, văn minh, xứng tầm với sự phát triển của thành phố trong tƣơng lai.

Phát huy tốt vai trò của chợ trong việc mở rộng trao đổi , thúc đẩy lƣu chuyển hàng hoá và tăng thu ngân sách, phát triển thị trƣờng trong mối liên hệ thống nhất, gắn kết với thị trƣờng các tỉnh lân cận, đáp ứng tốt nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Tạo các điều kiện thuận lợi để mạng lƣới chợ hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu tổ chức không gian kinh tế, đô thị, giảm dần khoảng cách đi lại và bán kính phục vụ, nhằm tạo thuận tiện cho ngƣời tiêu dùng ở mọi vùng, miền trong thành phố, đảm bảo an ninh, trật tự, văn minh thƣơng mại.

b. Mục tiêu cụ thể

Các quận huyện trên địa bàn thành phố rà soát, qui định chức năng nhiệm vụ và củng cố hoạt động của các ban quản lý chợ; mỗi quận huyện chọn 01 đến 02 chợ để chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo mô hình Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, phù hợp với từng loại chợ trên địa bàn. Thực hiện đầu tƣ xây dựng chợ Lệ Trạch xã Hòa Tiến theo mô hình Hợp tác xã quản lý chợ.

Quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật; đảm bảo chợ hoạt động bình thƣờng, ổn định, hiệu quả và phát triển bền vững; nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý tại các chợ, phù hợp nhu cầu phát triển thƣơng mại hiện nay.

Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý chợ đối với cán bộ nhân viên quản lý chợ; tổ chức các lớp kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp văn minh trong thƣơng mại, tổ chức các lớp huấn luyện phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng cho các thƣơng nhân tham gia kinh doanh tại chợ; nhằm mục đích tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các thƣơng nhân, xây dựng chợ văn minh thƣơng mại.

Trong giai đoạn 2014-2016 sẽ tập trung phát triển đầu tƣ xây dựng các chợ loại 2, loại 3 phục vụ dân sinh tại các quận, huyện đặc biệt là các xã tại huyện Hoà Vang, đầu tƣ xây mới chợ Lệ Trạch tại xã Hòa Tiến, xây dựng chợ Cẩm Lệ theo mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện chuyển đổi chợ theo mô hình doanh nghiệp quản lý hoặc HTX quản lý chợ, đồng thời xã hội hóa công tác đầu tƣ xây dựng và nâng cấp chợ bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015 chuyển đổi đƣợc 1-2 chợ. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển chợ

a. Xây dựng mới các chợ theo qui hoạch

Tập trung đầu tƣ xây dựng các chợ mới theo quy hoạch phát triển chợ của thành phố và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội thành phố giai đoạn 2014-2020 và sau 2020, xây dựng các chợ truyền thống hài hoà theo quy hoạch gắn với không gian mở rộng đô thị của thành phố, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các chợ đầu mối đầu mối nông sản, gia súc, gia cầm và các chợ dân sinh tại một số xã ở huyện Hoà Vang.

b. Cải tạo, nâng cấp theo chợ hiện trạng

Thực hiện cải tạo nâng cấp các chợ hiện trạng trên địa bàn thành phố về kết cấu hạ tầng cơ sở, hệ thống điện, nƣớc, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng,..từng bƣớc mở rộng về quy mô hoạt động chợ đáp ứng tốt nhất

nhu cầu trao đổi hàng hoá, mua sắm của dân cƣ. Đối với các chợ không đảm bảo điều kiện hoạt động nằm trong kế hoạch di dời giải toả cần phải thực hiện giải toả dứt điểm và bố trí các hộ kinh doanh vào các chợ đƣợc đầu tƣ mới hoặc nâng cấp mở rộng.

c. Phương hướng huy động các nguồn vốn để phát triển chợ

Theo kế hoạch giai đoạn 2014-2016 thành phố dự kiến đầu tƣ cho phát triển chợ là 48 chợ trong đó chủ yếu đầu tƣ kinh phí cho việc nâng cấp các chợ đê đảm bảo các điều kiện kinh doanh tốt nhất cho tiểu thƣơng và thuận lợi cho khách hàng đến mua sắm tại các chợ truyền thống, theo đó nguồn vốn để thực hiện đƣợc huy động từ nhiều nguồn từ trung ƣơng, đến địa phƣơng và vốn đóng góp của các hộ tiểu thƣờng tại chợ.

Tổng vốn dự kiến 1.241.500 tỉ đồng, trong đó:

+ Vốn từ ngân sách Trung ƣơng: 66,5 tỉ đồng , chiếm tỉ trọng 5,36% + Vốn tƣ ngân sách địa phƣơng: 265,1 tỉ đồng , chiếm tỉ trọng 21,35% + Vốn do doanh nghiệp đầu tƣ (bao gồm cả vốn của HTX, hộ kinh doanh): 909,9 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 73,29% .

Bảng 3.1:Tổng hợp kế hoạch xây mới và nâng cấp chợ giai đoạn 2014-2016

STT Địa bàn Quận, Huyện Số chợ Diện tích chợ (m2) Vốn đầu tƣ (triệu đồng) Nguồn vốn đầu tƣ (triệu đồng) NS TW NS Nhà Nƣớc DN, HTX, Thƣơng nhân tại chợ 1 Q. Hải Châu 6 50.597 1.015.000 26.500 197.000 791.500 2 Q.Thanh Khê 6 19.642 29.000 5.800 23.200 3 Q.Liên Chiểu 5 13.200 20.000 6.600 13.400 4 Q.Sơn Trà 8 31.532 36.000 16.600 20.400 5 Q.Ngũ Hành Sơn 6 21.500 33.500 16.000 17.500 6 Q.Cẩm Lệ 4 18.100 15.000 6.100 8.900

7 Huyện Hòa Vang 13 60.345 93.000 40.000 18.000 35.000 Tổng cộng 48 214.916 1.241.500 66.500 265.100 909.900

d. Phương hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy tại chợ

Công tác vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm tại chợ cần phải đặc biệt quan tâm và chú trọng, vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thành phố, đề nghị UBND thành phố ban hành các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trƣờng chợ, phối hợp cùng Sở Y tế tăng cƣờng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trƣờng, thu gom rác thải, phát động phong trào diệt chuột, khám sức khỏe cho các hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ; đồng thời kiểm tra và kiên quyết xử lý các hộ vi phạm.

Về công tác phòng cháy chữa cháy, phối hợp với Công an thành phố, chính quyền địa phƣơng, tổ chức truyên truyền, phổ biến các quy định về phòng cháy chữa cháy, xây dựng các nội quy về phòng cháy chữa cháy tại chợ, tổ chức huấn luyện và diễn tập công tác phòng chống cháy nổ, đầu tƣ thêm các trang thiết bị chữa cháy, nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy chữa cháy cho các thƣơng nhân tham gia kinh doanh tại chợ. Vận động các tiểu thƣơng kinh doanh tại các chợ tự trang bị các phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ nhƣ bình chữa cháy , bình co2,…để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu về nguy cơ cháy xảy ra.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Công tác quy hoạch phát triển chợ là nhiệm vụ rất quan trong vì việc đầu tƣ xây dựng chợ đòi hỏi kinh phí lớn, khi đƣa vào hoạt động phải đạt hiệu quả cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Do vậy, cần phải có các giải pháp hợp lý trong việc lựa chọn vị trí, mặt bằng dành cho việc đầu tƣ xây dựng, trong quy hoạch cần nghiên cứu bố trí quỹ đất ở những vị trí thuận lợi cho việc giao thƣơng nhƣ đƣờng giao

thông, các khu vực trọng điểm, khu vực đông dân cƣ và theo quy mô dân số của từng vùng, thu nhập của ngƣời dân để có kế hoạch đầu tƣ xây dựng chợ theo từng quy mô cho phù hợp với nhu cầu mua sắm chi tiêu của ngƣời dân.

Quy hoạch chợ vừa cần thiết cho quản lý nhà nƣớc, vừa là cơ sở để nhà đầu tƣ yên tâm về mặt pháp lý, nhƣng muốn chợ hoạt động hiệu quả phải làm tốt ngay từ khâu quy hoạch. Chẳng hạn, khi chọn địa điểm, cơ quan quản lý và nhà tƣ vấn phải khảo sát rất kỹ về dung lƣợng thị trƣờng, về số lƣợng thƣơng nhân trên địa bàn, số dân, lƣợng hàng hóa, thói quen mua bán. Một điều quan trọng nữa là phải lấy ý kiến của ngƣời dân và tiểu thƣơng về vị trí đặt chợ. Các nhà quản lý phải suy nghĩ về việc đa số ngƣời dân, và tiểu thƣơng ủng hộ điểm A thay vì điểm B, dù nó không đúng ý mình song nó xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Đối với các khu dân cƣ đô thị mới đƣợc hình thành theo chủ trƣơng di dời giải toả mở rộng không gian đô thị của thành phố Đà Nẵng cần ƣu tiên quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại chợ đảm bảo nhu cầu của hiện tại và phù hợp với sự gia tăng trong tƣơng lai với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp và đạt chợ văn minh.

Ở khu vực nông thôn các xã thuộc huyện Hoà Vang : Tập trung cải tạo, nâng cấp, mở rộng các chợ hiện có, đầu tƣ xây mới một số chợ cần thiết các chợ loại 2, loại 3 phục vụ nhu cầu dân sinh. Tăng số hộ kinh doanh cố định trong chợ, nhất là đối với chợ xã, cụm xã miền núi.

Chú trọng phát triển thêm các loại hình chợ chuyên doanh (chợ gia súc, gia cầm...,) chợ du lịch, chợ đầu mối phù hợp với thực tiễn.... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố và địa phƣơng.

Phát triển các chợ lớn tại trung tâm thành phố (chợ Cồn, chợ Hàn) trở thành chợ truyền thống hiện đại của Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu giao thƣơng ở địa phƣơng và khu vực Miền Trung – Tây nguyên và khai thác du lịch.

Tập trung giải tỏa dứt điểm các chợ tự phát, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng đã gây ảnh hƣởng đến an ninh trật tự, cản trở giao thông, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm và cảnh quan đƣờng phố.

Trong quy hoạch, xác định địa điểm để duy trì chợ rất quan trọng, không thể theo ý chí chủ quan của một ngƣời hay một số ngƣời. Chợ khác trƣờng học, khác bệnh viện, khác cơ quan hành chính nhà nƣớc, xây ở đâu thì học sinh, bệnh nhân, ngƣời dân cần vẫn phải đến. Chợ có đặc thù riêng, nếu không phù hợp với tập quán tiêu dùng, không thuận tiện cho ngƣời mua, ngƣời bán, hiệu quả mang lại sẽ rất thấp.

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Thành phố sớm ban hành quy định về đầu tƣ xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn thành phố phù hợp với nhu cầu phát triển và quản lý chợ trong tình hình mới; đồng thời ban hành quy chế đấu thầu nhận quản lý khai thác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)