6. Tổng quan nghiên cứu
2.2.4. Tình hình quản lý hoạt động chợ
Ban quản lý chợ và tổ quản lý chợ
Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, đƣợc Uỷ ban nhân dân các quận huyện thành lập nhằm thực hiện công tác quản lý chợ, theo thông kê hiện nay trên địa bàn thành phố có 39 Ban quản lý chợ 380 cán bộ nhân viên và 26 Tổ quản lý chợ với 52 cán bộ nhân viên.
Những ƣu điểm: Việc thành lập và tổ chức bộ máy ban quản lý hoặc tổ quản lý chợ thuộc các cấp địa phƣơng quản lý đơn giản. Các ban quản lý hoặc tổ quản lý chợ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản nhƣ: thu phí chợ, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản chợ, phòng chống cháy nổ và công tác vệ sinh môi
Nhà sản xuất
Trung gian PP Chủ KD ơ chợ
Chủ KD ơ chợ Chủ KD ơ chợ
Nhà sản xuất
Trung gian phân phối ( chợ đầu mối, các đại lý)
trƣờng chợ.
Hạn chế: loại hình ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp các khoản kinh phí đƣợc trích lại đủ để trang trải chi phí hoạt động tại đơn vị nên kinh phí đầu tƣ nâng cấp kinh doanh chợ; duy tu bão dƣỡng, sữa chữa lớn,… tại chợ gặp nhiều khó khăn, phần lớn là do ngân sách cấp thực hiện, mặc khác việc khai thác tiềm năng kinh tế, lợi thế của chợ, mở rộng ngành nghề kinh doanh, thu hút vốn đầu tƣ,…của BQL còn thụ động, những vi phạm của các hộ kinh doanh BQL không có thẩm quyền xử phạt hành chính vì vậy hiệu lực, hiệu quả kém; Nhà nƣớc vẫn phải chi ngân sách cho việc đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ khoảng chi này hàng năm rất lớn.
Thực tế hiện nay chỉ vài chợ làm tốt chức năng quản lý, trong quá trình hoạt động tự cân đối hoạt động thu chi tái đầu tƣ duy tu, sửa chữa bảo dƣỡng công trình chợ, còn lại hầu hết các chợ thành lập ban quản lý hoặc tổ quản lý chỉ thực hiện khoán thu thông qua tổ hoặc cá nhân trực tiếp quản lý; đối với các chợ do phƣờng, xã quản lý (chợ hạng 3, chợ tạm) cũng chỉ dừng lại thực hiện chức năng thu phí để chi trả công tác quản lý, công tác vệ sinh môi trƣờng tại chợ và trông coi hàng hóa ban đêm. Mô hình quản lý chợ hiện nay nhất là khu vực chợ nông thôn vẫn còn yếu kém, năng lực của cán bộ và của địa phƣơng quản lý hạn chế do nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác chợ rất hạn chế, nên đã ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, khai thác chợ cũng nhƣ công tác duy tu bảo dƣỡng công trình chợ.
Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ
Hiện nay trên địa bàn thành phố có các loại hình quản lý chợ nhƣ sau: - Cty Quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng đơn vị trực thuộc Sở Công Thƣơng: là loại hình sự nghiệp có thu; Công ty đang quản lý 04 chợ hạng 1 gồm: Chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa và 1 chợ Đầu mối Hòa Cƣờng.
- Ban quản lý Cảng cá Âu thuyền Thọ Quang đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ban quản lý đang quản lý chợ Đầu mối Thủy sản Thọ Quang.
- Công ty CP Thƣơng mại Nguyễn Kim Đà Nẵng: đơn vị này đầu tƣ xây dựng mới chợ Siêu thị ĐN để tiếp nhận số hộ kinh doanh từ Chợ Khu B chuyển sang, vì chợ Khu B nằm trong dự án giải tỏa để xây dựng Trung tâm thƣơng mại Đà Nẵng.
Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ
Sở Công Thƣơng đã phối hợp cùng Liên minh HTX thành phố, cùng UBND quận Hải Châu tham mƣu Thành phố cho thực hiện thí điểm mô hình HTX đầu tƣ xây dựng và quản lý khai thác chợ Hòa Cƣờng tại khu dân cƣ số 2 Nguyễn Tri Phƣơng. Kết quả đơn vị HTX sản xuất, thƣơng mại dịch vụ Hòa Cƣờng đã huy động đƣợc 5 tỉ đồng vốn góp của xã viên, thực hiện việc đầu tƣ xây dựng chợ Hòa Cƣờng với diện tích 3.200m2, chợ khang trang sạch đẹp, hiện nay chợ đã đƣa vào hoạt động và tiếp nhận hơn 200 hộ kinh doanh từ Chợ tạm Nam Sơn chuyển sang kinh doanh ổn định.
Ƣu điểm của loại hình là thực hiện xã hội hóa công tác đầu tƣ xây dựng và quản lý khai thác chợ. Thực hiện cơ chế hài hòa giữa lợi ích của nhà nƣớc, chủ đầu tƣ và nhân dân. Việc mời gọi các nhà đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ xây dựng chợ và quản lý khai thác chợ theo hình thức xã hội hóa nhằm đáp ứng đƣợc phần nào về nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng thƣơng mại của thành phố, phát huy và khai thác các nguồn lực về vốn, đất đai một cách có hiệu quả, nhằm phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Hạn chế loại hình này là vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng rất lớn, chủ đầu tƣ chƣa quan tâm nhiều đến loại hình này, bên cạnh đó các cơ chế chính sách thực hiện, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chuyên môn.
Chợ đƣợc đầu tƣ theo phƣơng thức xã hội hóa sẽ có tình trạng giá cả thuê quầy sạp chƣa đƣợc đồng thuận cao từ các tiểu thƣơng, do vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng chợ tƣơng đối cao, việc sắp xếp bố trí các hộ kinh doanh tại chợ, các khoản thu phí dịch vụ môi trƣờng, điện nƣớc sẽ còn nhiều bất cập, không dễ thực hiện… trƣớc đây các khoản dịch vụ môi trƣờng, điện nƣớc, vệ sinh môi trƣờng công cộng một phần do ngân sách địa phƣơng hỗ trợ, nhƣng khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp hoặc HTX chợ thì phải hạch toán đƣa vào chi phí chợ; cho nên phí dịch vụ sẽ cao.
Theo khảo sát mức độ hài lòng của hộ tiểu thƣơng đối với hoạt động của Ban quản lý các chợ trên địa bàn thành phố có khoảng 80% hộ tiểu thƣơng hài lòng với thái độ phục vụ của Ban quản lý chợ, 20% còn lại chƣa hài lòng do cán bộ nhân viên còn lơ là trong việc tuần tra cảnh giác nhất là ban đêm nên còn để xảy ra tình trạng mất cắp hàng hóa của các hộ để qua đêm tại chợ hoặc một số đề nghị của tiêu thƣơng giải quyết còn chậm chƣa kip thời. Tuy nhiên hầu hết các Ban quản lý chợ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, không để xảy ra mất an toàn về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, công tác thu phí đạt và vƣợt kế hoạch, nộp ngân sách đúng quy định.