Tổ chức quản lý hoạt động chợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 25 - 26)

6. Tổng quan nghiên cứu

1.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động chợ

Thành lập tổ quản lý, Ban quản lý chợ thành đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động, thực hiện chức năng quản lý hoạt động tại chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vị đƣợc giao.

Quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của chợ theo Nội quy chợ do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các phƣờng, xã trong việc quản lý sắp xếp hộ kinh doanh trong phạm vi chợ phù hợp với yêu cầu về văn minh thƣơng mại, theo quy hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt.

Phổ biến hƣớng dẫn kiểm tra đôn đốc những đối tƣợng mua bán tại chợ thực hiện đúng, đầy đủ theo nội quy chợ và Nhà nƣớc về hoạt động chợ.

Bảo quản duy tu thƣờng xuyên các cơ sở vật chất của chợ, đề xuất Ủy ban nhân dân xét duyệt và tổ chức thực hiện các công trình sửa chữa lớn để đảm bảo hoạt động chợ đƣợc an toàn, văn minh, hiệu quả.

Việc đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa chợ, công tác bố trí cán bộ quản lý, quy định chế độ thu chi của chợ đều phải theo chỉ tiêu giao của cơ quan chủ quản.

Thực hiện giao thầu quản lý khai thác chợ cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh, quản lý và khai thác theo các quy định của pháp luật về chợ nhƣ: Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Thông tƣ 67/2003/TT-BTC ngày 1/7/2003 của Bộ tài chính hƣớng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ.

Các tiêu chí phản ánh

- Tỷ lệ hộ hài lòng với hoạt động của ban quản lý - Tỷ lệ ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng (Trang 25 - 26)