6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
a. Khái niệm
- CDCCKT theo ngành chính là quá trình làm thay đổi các mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các ngành (nông lâm thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) của nền KTQD trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài khác nhau.
Cơ cấu ngành được thể hiện bằng tỷ trọng giá trị gia tăng của từng ngành trong tổng sản lượng GDP của nền kinh tế. Nếu tiếp cận theo đầu vào thì cơ cấu ngành kinh tế còn được biểu thị bằng tỷ trọng vốn, lao động, tài
nguyên … cho từng ngành trong nền kinh tế. Thông qua tỷ trọng giữa đầu vào và đầu ra sẽ cho phép đánh giá khía cạnh hiệu quả kinh tế của các ngành. Đây là sự thay đổi và dịch chuyển từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ.
b. Xu hướng
Trong quá trình vận động của nền kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn diễn ra theo hai chiều hướng chủ động và tự phát. Nếu CDCC ngành kinh tế dưới tác động của các chính sách và biện pháp của con người trong sự kết hợp với cơ chế thị trường thì đó là chuyển dịch chủ động. Nếu không có sự tác động của còn người thì nền kinh tế cũng tự điều chỉnh cơ cấu kinh tế dưới tác động của các yếu tố khác nhau đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong dài hạn theo lý luận kinh tế là tỷ trọng của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng trong GDP chung nền kinh tế giảm dần. còn tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong GDP chung nền kinh tế tăng dần. Sự thay đổi này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển và điều kiện của nền kinh tế.
c. Các tiêu chí phản ánh
Mức thay đổi tỷ lệ GO của các ngành trong tổng GO của nền kinh tế theo thời gian. Trong đó, tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (địa phương) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). GO có thể tính theo hai cách sau đây:
+Thứ nhất, GO = tổng doanh thu bán hàng từ các đơn vị trong toàn bộ nền kinh tế.
+ Thứ hai, từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA) : GO = IC + VA
Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành so với tổng số lao động của nền kinh tế theo thời gian;
Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành so với tổng số vốn của nền kinh tế theo thời gian;
Ngoài ra có thể đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số cosφ hoạch góc φ theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất1 :
) ( ) ( ) ( ) ( 1 2 2 2 1 2 t S t S t S t S Cos i i i i
Ở đây Si(t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t. Góc φ (00 <φ< 900) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế. Nếu φ = 00 không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu φ = 900 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất.
Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch cơ cấu có thể so sánh góc φ với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vec tor. Do vậy tỷ số φ /90 phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu. Trong đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài cơ cấu giữa 3 khu vực nói trên (ngành cấp I) người ta còn phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III,...).
1 Nguyễn Thường Lạng -Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập,
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
a. Khái niệm
CDCCKT trong nội bộ ngành chính là quá trình làm thay đổi các mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các ngành trong nội bộ mỗi ngành trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài khác nhau: Ngành Nông lâm thủy sản sẽ gồm ngành nông nghiệp nghĩa hẹp, lâm nghiệp và thủy sản. Ngành công nghiệp - xây dựng gồm xây dựng và công nghiệp. Trong ngành công nghiệp gồm ba ngành lớn là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện nước. Ngành dịch vù gồm nhiều ngành như thương mại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế, giáo dục…Tùy theo mỗi địa phương mà các ngành này có thể có cấu thành khác nhau.
b. Xu hướng
Xu hướng chung theo lý thuyết và trong dài hạn có khác nhau từng ngành. Trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp, tỷ trọng của chăn nuôi trong giá trị sản xuất chung và dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản xuất chung ngày càng tăng, còn tỷ trọng của ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất chung. Trong ngành công nghiệp thì tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất chung tăng dần nhưng cũng sẽ chậm dần.
c. Các tiêu chí phản ánh
Mức thay đổi tỷ lệ GO của các ngành nội bộ từng ngành của nên kinh tế theo thời gian;
Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành so với tổng số lao động của ngành kinh tế lớn theo thời gian;
Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành so với tổng số vốn của ngành kinh tế lớn theo thời gian;
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
a. Khái niệm
CDCCKT theo thành phần kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian được thể hiện bằng sự thay đổi tỷ trọng đầu vào phân bổ cho từng thành phần kinh tế (thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) hay kết quả đầu ra trong kết quả cuối cùng của từng thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản xuất chung.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế thường được biểu hiện bằng tỷ trọng của các thành phần kinh tế theo yếu tố đầu vào hay kết quả cuối cùng của nền kinh tế.
b. Xu hướng
Xu hướng chung theo lý thuyết và trong dài hạn có khác nhau từng từng thành phần kinh tế. Tỷ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng trong giá trị sản xuất chung trong khi khu vực kinh tế nhà nước có tỷ trọng ngày càng giảm.
c. Các tiêu chí phản ánh
Mức thay đổi tỷ lệ GO của các thành phần kinh tế trong GO chung của nền kinh tế theo thời gian;
Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi thành phần kinh tế so với tổng số lao động của ngành kinh tế theo thời gian;
Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi thành phần kinh tế so với tổng số vốn của nền kinh tế lớn theo thời gian;
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CCKT chịu sự tác động của nhiều nhân tố, có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển. Các nhân tố cơ bản tác động đến CCKT, được chia thành 3 nhóm:
1.3.1. Nhóm nhân tố địa lý tự nhiên
Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, khoáng sản, nguồn nước... ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và chuyển dịch CCKT cũng như quyết định đầu tư.
Cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng, bao giờ cũng dựa trên ưu thế về địa lý và khí hậu. Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu khác nhau thì việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào “miễn phí” để tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất.
Thiên nhiên vừa là điều kiện chung của sản xuất xã hội, vừa là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế mang tính trực tiếp. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại, vai trò của yếu tố thiên nhiên ngày càng không phải là nhân tố có vai trò tiên quyết. Không phải khi nào thì sự dồi dào của các yếu tố “thiên thiên” này cũng mang lại năng lực cạnh tranh tốt hơn cho địa phương. Ngược lại, không phải bao giờ sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên cũng đồng nghĩa với sự bất lợi trong cạnh tranh. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy những bài học kinh nghiệm đắt giá rằng việc quá dư thừa nhân tố sản xuất có thể dẫn đến làm suy giảm,thay vì làm gia tăng lợi thế cạnh tranh (Căn bệnh Hà Lan). Trong khi đó, những bất lợi nhất định về nhân tố sản xuất, thông qua tác động của chiến lược và sự đổi mới, lại thường đóng góp vào sự thành công lâu dài trong cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là những
lợi thế về sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của địa phương trong một số thời kỳ và với những điều kiện nhất định, song nếu chỉ dựa vào những lợi thế “trời cho” này thì sự thịnh vượng cũng sẽ chỉ có giới hạn. Không những thế, không loại trừ một khả năng là chính thu nhập dễ dàng từ những nguồn tài nguyên “từ trên trời rơi xuống” sẽ là một mầm mống của nạn tham nhũng và cho phép các chính sách tồi tồn tại dai dẳng. Các nhà kinh tế gọi nghịch lý này là “lời nguyền tài nguyên”. Nhiều bằng chứng cho thấy có những quốc gia rất giàu tài nguyên và nguồn lực tự nhiên nhưng lại rất kém phát triển trong khi cũng có nhiều quốc gia thành công trong phát triển mặc dù không có nguồn tài nguyên đáng kể nào. Ngược lại nếu xem nhẹ yếu tố thiên nhiên sẽ hoặc không khai thác đầy đủ lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế hoặc là khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí, phá hoại môi trường phát triển kinh tế lâu dài.
Chính vì vậy, tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định hoàn toàn cho một quốc gia có thu nhập cao, nhưng chính sự phong phú tài nguyên sẽ tạo ra những cơ hội như: thu hút đầu tư vào các nghành, địa phương có lợi thế, khai khoáng, tập trung lao động để sản xuất... Chính điều đó sẽ quyết định cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả nhất cho mỗi vùng, mỗi quốc gia từ định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp, cấu lao động cũng sẽ dịch chuyển theo.
Đây là yếu tố quyết định tới CDCC kinh tế, những thay đổi của cơ cấu thị trường có thực hiện dược hay không còn tùy thuộc vào những điều kiện để thực hiện mà một trong đó là điều kiện tự nhiên. Như vậy điều kiện này vừa quyết định cơ cấu kinh tế cũng như việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.3.2. Nhóm nhân tố về nguồn vốn đầu tư, lao động, công nghệ sản xuất: xuất:
Nguồn vốn, trình độ phát triển của LLSX, quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định ảnh hưởng đến việc hình thành và CDCCKT.
Nguồn vốn đầu tư
Trong xác định cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư có vai trò quan trọng, muốn đưa ra một cơ cấu mới theo phương án mới phải đi theo với việc điều chỉnh thay đổi cùng với những đòi hỏi về vốn để thực hiện. Nếu xét về mặt hiện vật vốn là tài sản cố định, cơ sở vật chất...mà tình hiện đại hay đồng bộ của nó sẽ ảnh hưởng nhất định, nếu xét về mặt giá trị là vốn tài chính.
Nguồn lao động
Đây là yếu tố liên kết các yếu tố khác trong quá trình sản xuất. Số lượng và chất lượng lao động cho phép các nhà đầu tư vào các ngành, các vùng hay thành phần kinh tế. Ngoài ra, việc lựa chọn một cơ cáu kinh tế nào đó của các nhà hoạch định chiến lược cũng phải tính tới nhân tố này.
Công nghệ sản xuất
Đây là yếu tố quan trọng với mọi nền kinh tế nhất là trong tạo ra cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì trình công nghệ sản xuất ở trình độ nào sẽ quyết định cơ cấu sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Ngay các nhà đầu tư hay hoạch định chính sách đều phải căn cứ vào trình độ công nghệ để xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cấu thị trường. Có những sản phẩm yêu cầu trình độ công nghệ mà không phải nhà sản xuất nào cũng có điều kiện thực hiện.
1.3.3. Nhóm nhân tố về xu thể chính trị - xã hội - kinh tế, thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách: tiêu thụ và cơ chế chính sách:
Nhóm này bao gồm các nhân tố bên ngoài như xu thế chính trị - xã hội của khu vực và thế giới; xu thế toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa LLSX; các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin; tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc; thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách.
Do sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở các nước, đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Trong trao đổi quốc tế mỗi nước đều phát huy lợi thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá vào các ngành, lĩnh vực có chi phí tương đối thấp. Chính chuyên môn hoá đã thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội phát triển và kết quả là làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện hội nhập thế giới, quốc tế hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế hiện nay, cơ cấu kinh tế của một nước còn chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực. Khái quát hoá sự tác động qua lại đó, các nhà kinh tế đã nêu lên một đặc trưng quan trọng về sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo kiểu làn sóng.
Theo Porter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu được cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các doanh nghiệp có thể có khuynh hướng ỷ lại thái quá vào những lợi thế này và khai thác chúng một cách kém hiệu quả. Nhưng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với một số bất lợi, ví dụ như chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, hay thiếu hụt nguyên vật liệu tại địa phương, thì các doanh nghiệp đó phải đổi mới và nâng cấp để có thể cạnh tranh. Vì vậy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi đánh giá vai trò các nhân tố điều kiện tự nhiên cần tránh cả hai khuynh hướng đối lập nhau: Hoặc là quá lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên hoặc xem nhẹ vai trò
của nó. Cả hai khuynh hướng đó đều không đúng đắn. Dưới sự thống trị của khoa học, công nghệ hiện đại, tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Thị trườngtiêu thụ
Là nơi người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Mỗi thị trường tiêu dùng có nhu cầu về số lượng, chất lượng và loại hàng hóa khác nhau, để đáp ứng được nhu cầu này các nghành sẽ có cơ cấu cho phù hợp ở mỗi thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cầu thị trường luôn