Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Bình Dương theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 36 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Bình Dương theo

hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Nhằm tăng cường sự thu hút đầu tư, địa phương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.

Tỉnh đã tạo điều kiện tối đa cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sử dụng đất đai, đầu tư sản xuất. Qua đó, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện triệt để chủ trương giao đất cho các nhà đầu tư, xây dựng các khu và cụm công nghiệp để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, như khu công nghiệp Bình Đường, Sóng Thần, Đồng An, Việt Hương, Việt Nam - Singapore, cùng các cụm công nghiệp, các nhà đầu tư đã đặt nền móng cho phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, đường lối đổi mới cũng đã có tác động mạnh mẽ đến các mặt sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình bước đầu giải phóng năng lực sản xuất trong nông thôn; trong lĩnh vực

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhiều công ty, xí nghiệp đã dần thích ứng với cơ chế mới, phát huy được nguồn vốn, kỹ thuật, năng lực quản lý và từng bước phát triển, mở rộng sản xuất. Tính đến cuối năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 187.531 tỷ đồng, tăng gấp hơn 34,3 lần so với thời điểm 1997. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 103.493 tỷ đồng, tăng gấp 34 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 17.741 triệu USD, tăng gần 49 lần; thu ngân sách đạt 32.000 tỷ đồng, tăng gần 39,6 lần, tỷ lệ đô thị hóa đạt 82%, tăng 3,4 lần. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 60,8% - dịch vụ 36,2% - nông nghiệp 3,0%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề khoa học sau đây:

Thứ nhất, khái quát một số khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, các kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương trong quá trình CNH từ góc độ của kinh tế học phát triển và khái niệm chính sách ngành. Phần này lập luận rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của quá trình CNH - HĐH. Hiểu rõ bản chất của chuyển dịch cơ cấu để có các chính sách, điều chỉnh thích ứng nhằm mục tiêu CNH - HĐH là một việc làm thiết thực.

Thứ hai, tổng kết kinh nghiệm của một số các địa phương trong nước về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó có rút ra được một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Đà Nẵng.

Những luận cứ khoa học trên đây là tiền đề, là căn cứ lý luận để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng cũng như đề ra các giải pháp hoàn thiện trong các chương sau của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)