6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Nhóm nhân tố về xu thể chính trị xã hội kinh tế, thị trường
tiêu thụ và cơ chế chính sách:
Nhóm này bao gồm các nhân tố bên ngoài như xu thế chính trị - xã hội của khu vực và thế giới; xu thế toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa LLSX; các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin; tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc; thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách.
Do sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở các nước, đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Trong trao đổi quốc tế mỗi nước đều phát huy lợi thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá vào các ngành, lĩnh vực có chi phí tương đối thấp. Chính chuyên môn hoá đã thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội phát triển và kết quả là làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện hội nhập thế giới, quốc tế hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế hiện nay, cơ cấu kinh tế của một nước còn chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực. Khái quát hoá sự tác động qua lại đó, các nhà kinh tế đã nêu lên một đặc trưng quan trọng về sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo kiểu làn sóng.
Theo Porter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu được cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các doanh nghiệp có thể có khuynh hướng ỷ lại thái quá vào những lợi thế này và khai thác chúng một cách kém hiệu quả. Nhưng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với một số bất lợi, ví dụ như chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, hay thiếu hụt nguyên vật liệu tại địa phương, thì các doanh nghiệp đó phải đổi mới và nâng cấp để có thể cạnh tranh. Vì vậy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi đánh giá vai trò các nhân tố điều kiện tự nhiên cần tránh cả hai khuynh hướng đối lập nhau: Hoặc là quá lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên hoặc xem nhẹ vai trò
của nó. Cả hai khuynh hướng đó đều không đúng đắn. Dưới sự thống trị của khoa học, công nghệ hiện đại, tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Thị trườngtiêu thụ
Là nơi người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Mỗi thị trường tiêu dùng có nhu cầu về số lượng, chất lượng và loại hàng hóa khác nhau, để đáp ứng được nhu cầu này các nghành sẽ có cơ cấu cho phù hợp ở mỗi thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cầu thị trường luôn là yếu tố quyết định tới lụa chọn mục tiêu chiến lược của các công ty hay nên kinh tế. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng nhu cầu, thị hiếu và cơ cấu tiêu dùng sẽ quyết định cơ cấu sản xuất. Đối với sản phẩm nông nghiệp thì tính chất quyết định của thị trường càng mạnh. Đồng thời tính cạnh tranh của thi trường cũng rất lớn.
Cơ chế chính sách
Đây cũng là nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu kinh tế cũng như CDCC kinh tế, là nhân tố dẫn suất cho các nhân tố khác trong sản xuất, cũng có thể bảo đảm cho phân bổ các nguồn lực vào các ngành, thành phần và vùng kinh tế một cách có hiệu quả. Cơ chế chính sách còn định hướng trực tiếp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướng vận động tổng quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ của nền kinh tế. Trong điều kiện phát tiển nền kinh tế hành hoá, kinh tế thị trường, việc nghiên cứu các tác động của các yếu tố thị trường là nội dung không thể bỏ qua đối với các chính sách về cơ cấu kinh tế. Sở dĩ như vậy là vì mức độ ảnh hưởng của chúng đối
với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng mạnh mẽ không kém các nhân tố đầu vào của sản xuất.
1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dịch vụ
- công nghiệp - nông nghiệp
Tùy thuộc vào những điều kiện tự nhiên hay những nhân tố khác như đã nêu ở mục 1.3.2 ở trên mà mỗi địa phương có cơ cấu hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã xác định cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đến năm 2020: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%,
khu vực công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 39,19 - 41,07% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,74% - 0,78%. Nhìn lại thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, có thể thấy một số điểm nổi bật như sau:
Trong giai đoạn 2000 - 2014, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã chuyển dịch tích cực theo hướng, giảm dần tỷ trọng GRDP hai khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp, đồng thời tăng dần tỷ trọng GRDP khu vực dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã và đang đi đúng hướng theo định hướng của Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh và sẽ là bước đệm để Thành phố từng bước trở thành trung tâm thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo của khu vực.
Ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm có xu hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất trong cùng giai đoạn 2000 - 2014. Điều này phù hợp với định hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng cao. Trong khi đó, ngành công nghiệp tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu, bao gồm: cơ
khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm. Tính đến cuối năm 2013, 4 ngành công nghiệp trọng yếu này chiếm 65,2% tổng giá trị sản xuất khu vực công nghiệp toàn Thành phố. Hiện các ngành đang phát triển theo hướng bảo vệ môi sinh, môi trường và tăng giá trị gia tăng, với công nghệ và thiết bị không ngừng được cải tiến, đầu tư.