Phát triển các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 72 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Phát triển các ngành dịch vụ

a. Quan điểm phát triển

Từ vị thế và thực trạng của thành phố Đà Nẵng, có thể nhận thấy lĩnh vực dịch vụ sẽ trở thành lĩnh vực then chốt trong phát triển kinh tế. Để dịch vụ giữ được vị thế của mình đòi hỏi quá trình phát triển cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau:

- Tập trung sức phát triển dịch vụ tương xứng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phát triển dịch vụ trọng tâm vào những lĩnh vực có thế mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở khai thác các tiềm năng của thành phố (thương mại, du lịch, tin học, bưu chính viễn thông v.v..), đáp ứng nhu cầu của địa phương, cả nước và khu vực.

- Đa dạng hoá các hình thức dịch vụ phù hợp với thực tế của thành phố. - Phối hợp giữa yếu tố thị trường với yếu tố xã hội nhằm đảm bảo mọi người dân thành phố đều được hưởng các dịch vụ kinh tế và xã hội.

b. Định hướng phát triển

- Sẽ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống, dịch vụ chất lượng cao, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ cơ bản với chất lượng cao như dịch vụ thương mại, khách sạn nhà hàng, kinh doanh tài sản và

tư vấn... Đây là các dịch vụ quan trọng chi phối lớn đến tăng trưởng của ngành dịch vụ.

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Đối với các khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, những nơi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, có thu nhập và mức sống cao hơn cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, vận tải, giáo dục và chăm sóc y tế chất lượng cao, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn,dịch vụ khoa học công nghệ, vui chơi giải trí.

- Ở các địa bàn nông thôn do chiếm tỷ lệ lớn về quy mô diện tích nên cần coi trọng phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các dịch vụ phụ vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân vùng nông thôn, dịch vụ thương mại, chú trọng đến các dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất, thu mua tiêu thụ hàng nông sản để giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

- Để đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố cần xây dựng mạng lưới thương mại từ thành phố đến các phường, xã, các cụm kinh tế để tổ chức tốt việc lưu thông hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt phục vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá và cung ứng vật tư hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng phát triển mạng lưới các chợ, sắp xếp hợp lý những chợ hiện có, kết hợp phát triển chợ với các hình thức thương mại cao cấp khác.

- Bên cạnh hệ thống lưu thông phân phối truyền thống, cần tiếp cận và phát triển thương mại điện tử ở những nơi và những mặt hàng có điều kiện nhằm thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Xây dựng ngành thương mại phát triển vững mạnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tương đối hiện đại, trở thành điểm đi và đến của hàng hoá bán buôn. Quan tâm chú trọng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp Đà Nẵng hợp tác, liên kết tổ chức thị trường hình thành các chuỗi phân phối tạo sức mạnh để cạnh tranh có hiệu quả.

- Hội nhập có hiệu quả và hệ thống thương mại toàn cầu, tạo mối quan hệ gắn kết với thị trường thế giới. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến.

- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên của thành phố để phát triển dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và trật trự an toàn xã hội. Phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, tham quan hội chợ, triển lãm, vui chơi giải trí với các điểm du lịch Công viên văn hoá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)