6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
Tình hình kinh tế có khả quan hơn những năm trước đó, các doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả hơn, vì thế lợi nhuận đã bắt đầu có dấu hiệu tăng so với năm 2013. Tuy nhiên, số liệu sơ bộ năm 2015 cho thấy lĩnh vực công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn so với năm 2014.
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 2010-2015
(theo giá so sánh năm 2010) ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nông nghiệp 2149 1977 1851 2108 1985 2039 Công nghiệp 35472 41774 43731 48459 54429 58141 Dịch vụ 29898 32807 35160 36728 40102 43393 Tổng số 67510 76558 80742 87295 96516 103573 Chỉ số phát triển (%) 100.00 113.39 105.46 108.12 110.56 107.31
Biểu đồ 2.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2011-2015 theo giá so sánh 2010
Thay đổi của cơ cấu kinh tế ngành những năm qua đã chậm dần và đang thiên về dịch vụ. Khu vực công nghiệp tăng tỷ trọng đóng góp trong GRDP từ 52.54% (năm 2010) lên 53.90% (năm 2015), các ngành dịch vụ duy trì mức đóng góp 43 - 44%/năm, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm tương ứng từ 3.18% xuống 2.22% nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh.
Bảng 2.6. Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thành phố Đà Nẵng
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi 2010-2015
Nông nghiệp 3.18 2.82 2.52 2.67 2.28 2.22 -0.96
Công nghiệp 52.54 55.36 53.94 54.32 54.55 53.90 1.36
Dịch vụ 44.28 41.82 43.53 43.01 43.17 43.87 -0.41
Bảng 2.7. Hệ số cos φ đo mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Năm cos φ Năm cos φ Năm cos φ 2000 0.99925 2006 0.99830 2012 0.99958 2001 0.99955 2007 0.99979 2013 0.99847 2002 0.99995 2008 0.99624 2014 0.99793 2003 0.99932 2009 0.99973 2015 0.99986 2004 0.99913 2010 0.99698 2005 0.99745 2011 0.99776
(Nguồn: Tính toán từ số liệu niêm giám thống kê thành phố Đà Nẵng)
Tính bình quân cho cả thời kỳ 2000-2015:
Cos φ = 0.9933φ = 6.599011739 (6 độ 35’)
Cos (2000-2005) = 0. 95513 φ = 17.2285 (17 độ 13’) Cos (2006-2015) = 0.95218 φ = 17.7896 (17 độ 47’)
Từ đó ta thấy sự chuyển dịch giai đoạn 2000-2005 chậm hơn giai đoạn 2006-2015. Điều đó chứng tỏ Đà Nẵng trong những năm gần đây đã bắt đầu quan tâm chú trọng chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên xét cả giai đoạn 2000-2015, góc φ là nhỏ (φ = 6.599011739) gần tiến tới =0, do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng trong giai đoạn này là không đáng kể. Điều đó chứng tỏ chất lượng chuyển dịch chưa cao và cần phải điều chỉnh trong tương lai theo hướng phát triển dịch vụ. Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp vẫn chưa ổn định.
Để thấy rõ sự tác động qua lại giữa chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cầu lao động của Đà Nẵng trong thời gian qua ta đi sâu phân tích mối quan hệ dựa vào chỉ tiêu cos φ và tốc độ tăng cầu lao động (%).
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đà Nẵng còn được tính đến quan hệ giữa chuyển dịch trong cơ cấu lao động và chuyển dịch của vốn đầu tư:
- Lao động trong các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong các ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục chiếm đa số. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng năm 2015 có phần cao hơn năm trước; ngành nông nghiệp tiếp tục có tỷ trọng lao động giảm dần qua các năm.
Bảng 2.8. Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nông nghiệp 0.14 0.15 0.23 0.22 0.15 0.16 Công nghiệp 66.38 66.51 65.77 64.96 65.56 66.53 Dịch vụ 33.48 33.34 34.00 34.82 34.29 33.31
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
Nhìn chung các ngành phi nông nghiệp vẫn chưa tạo ra được nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp trong khi tiềm năng còn rất lớn. Cho thấy có sự chênh lệch về năng suất lao động và thu nhập ngày càng lớn giữa các ngành kinh tế. Sự tăng trưởng các loại hình kinh tế đã thu hút nhiều lao động nhưng cũng từ đó mà tình trạng lao động phân hóa theo nhiều hướng khác nhau.
Có thể thấy, sự tăng trưởng kinh tế đã diễn ra theo hướng khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng sử dụng nhiều lao động hơn. Một phần do tình hình thất nghiệp kéo dài nên số người tham gia khu vực kinh tế phi chính thức
tăng lên. Khu vực này phát triển nhanh để kịp thời đáp ứng các nhu cầu đa dạng của một nền kinh tế đô thị đang tăng trưởng từng ngày với nhiều tầng lớp dân cư; trong đó tăng trưởng khá nhanh là tầng lớp dân cư có mức sống thấp.
Nếu vào năm 2010, khu vực kinh tế phi chính thức chiếm khoảng 40% lao động đang làm việc thì đến năm 2015, tỷ lệ này ước lượng là khoảng trên 50%. Căn cứ vào những đặc trưng của khu vực kinh tế phi chính thức thì điều này cho thấy số lượng và tỷ lệ người lao động phải làm việc trong môi trường chịu nhiều thiệt thòi ngày càng tăng lên.
Tỷ lệ thất nghiệp trong những năm qua có giảm đi, song tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng lên. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nam nhiều hơn nữ, khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn so khu vực thành thị. Tình trạng này hầu hết tập trung nhiều nhất ở những lao động từ 20-24 tuổi, ở những người hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và những người hoạt động trong lĩnh vực bán hàng ăn uống nhỏ lẻ. Những lao động có trình độ thấp có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn.
Tuy nhiên về chất lượng theo Bảng 2.8 đã cho thấy năng suất lao động (giá trị GRDP/lao động) nhóm ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng; trong khi đó, mặc dù thu hút nhiều lao động nhưng năng suất lao động nhóm ngành thương mại, dịch vụ có phần giảm xuống. Tỷ lệ thất nghiệp trong những năm qua có giảm đi, song tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng lên. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nam nhiều hơn nữ, khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn so khu vực thành thị .Tình trạng này nhìn chung tập trung nhiều nhất ở những lao động từ 20-24 tuổi, ở những người hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và những người hoạt động trong lĩnh vực bán hàng ăn uống nhỏ lẻ. Những lao động có trình độ thấp có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn.
Bảng 2.9. Năng suất lao động xã hội thành phố năm 2010-2015 Năm Chỉ tiêu Nông
nghiệp Công nghiệp Dịch vụ TỔNG SỐ 2010
Năng suất lao động (Triệu
đồng /người) 26.94 90.02 92.21 88.3
Tốc độ tăng (%) - - - -
2011
Năng suất lao động (Triệu
đồng /người) 28.56 93.9 90.01 90.05
Tốc độ tăng (%) 6.01 4.31 -2.39 1.98
2012
Năng suất lao động (Triệu
đồng /người) 28.54 95.57 90.35 95.43
Tốc độ tăng (%) -0.07 1.78 0.38 5.97
2013
Năng suất lao động (Triệu
đồng /người) 32.71 101.11 92.65 103.84
Tốc độ tăng (%) 18.66 1.65 2.55 2.93
2014
Năng suất lao động (Triệu
đồng /người) 31.14 129.59 89.16 111.5
Tốc độ tăng (%) -4.8 28.17 -3.77 7.38
2015
Năng suất lao động (Triệu
đồng /người) 33.21 154.43 100.81 121.02
Tốc độ tăng (%) 6.65 19.17 13.07 8.54
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
Giai đoạn 2010-2015, ngành dịch vụ vẫn luôn chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn. Năm 2010, vốn đầu tư phát triển vào ngành dịch vụ là 10.783 tỷ đồng, chiếm 48.18% trong cơ cấu vốn đầu tư và xếp thứ hai sau ngành công nghiệp. Đến năm 2012, tổng số vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ là 18.604 tỷ đồng,
tăng lên gấp 1.5 lần, chiếm 74.43% và có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của thành phố. Giai đoạn 2010-2015, tổng vốn đầu tư cho khu vực dịch vụ khoảng 84.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.
Bảng 2.10. Vốn đầu tư phát triển vào các ngành theo giá hiện hành
Năm
Tổng vốn đầu tư (tỷ
đồng)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2010 22380 143 0.64 11454 51.18 10783 48.18 2011 27635 129 0.47 8822 31.92 18684 67.61 2012 24995 99 0.40 6292 25.17 18604 74.43 2013 23244 79 0.34 11985 51.56 11180 48.10 2014 25246 83 0.33 12750 50.50 12413 49.17 2015 23875 84 0.35 11985 50.20 11806 49.45
((Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
Trong ngành nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với ngành lâm nghiệp và ngành lâm sản chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này cũng phù với điều kiện hiện nay của Đà Nẵng là một thành phố biển.
Bảng 2.11. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015 -2010
Nông nghiệp 37.74 32.32 30.17 28.88 31.82 30.29 -7.45
Lâm nghiệp 3.18 2.60 4.19 4.63 3.03 4.05 +0.87
Thủy sản 59.07 65.08 65.63 66.50 65.15 65.66 +6.59
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đang dịch chuyển từ công nghiệp chế biến, chế tạo sang công nghiệp ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Một số ngành công nghiệp đạt tăng trưởng cao hơn mức tăng chung như: ngành công nghiệp khai khoáng (tăng 16,45%); công nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (tăng 34, 4%); công nghiệp sản sản phẩm cao su, plastic (tăng 16,7%); Công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (tăng 23,7%); sản xuất xe có động cơ (tăng 34,8%); ngành xây dựng tăng thấp (tăng 4,61%). Tuy nhiên có thể thấy ngành công nghiệp những năm sau có dấu hiệu tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước.
Bảng 2.12. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành công nghiệp
(ĐVT: %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi 2015 - 2010 Khai khoáng 1.27 1.20 0.99 0.93 1.14 1.12 -0.15 Công nghiệp chế biến, chế tạo 95.68 95.25 94.91 94.89 94.62 94.90 -0.78
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi 2015 - 2010 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
2.16 2.51 2.90 3.04 3.14 3.08 +0.92
Cung cấp nước; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
0.89 1.05 1.20 1.14 1.11 0.90 +0.01
((Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
Bảng 2.13. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Toàn ngành công nghiệp 107,53 107,13 110,84 110,92 112,53
Khai khoáng 110,07 86,67 84,58 132,72 117,40
Công nghiệp chế biến , chế tạo 108,78 106,64 112,74 110,25 112,79 Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí 111,31 111,30 106,67 112,06 111,38
Cung cấp nước; quản lý và xử
lý rác thải, nước thải 105,50 105,72 103,02 105,73 109,50
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
Lĩnh vực dịch vụ tăng chủ yếu ở tập trung ở các ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất cao như: ngành thương mại (năm 2015 tăng 7,33% so với năm 2014); vận tải, kho bãi (tăng 8,42%); lưu trú, ăn uống (tăng 17,27%); thông tin và truyền thông (tăng 12,86%); tài chính, ngân hàng (tăng 12,3%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 15,5%).
Ta thấy trong ngành này, chiếm vị trí thứ nhất là ngành thương mại, tuy nhiên, trong những năm gần đây, ta thấy có xu hướng dịch chuyển dần từ ngành này sang các ngành khác như khách sạn nhà hàng, dịch vụ, du lịch.
Bảng 2.14. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành dịch vụ
(ĐVT:%)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015 -2010 Thương mại 70.71 66.58 64.97 63.01 61.38 59.48 -11.23 Khách sạn, nhà hàng 11.83 13.24 15.59 14.99 16.52 18.04 +6.21 Du lịch 1.09 1.88 1.30 1.29 1.59 1.53 +0.44 Dịch vụ 16.36 18.30 18.15 20.71 20.51 20.94 +4.58
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.
Có thể thấy, tỷ trọng của kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm rất lớn, gần 73%, kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm khoảng 27%. Như vậy kinh tế ngoài nhà nước giữ vai trò quan trọng nhất ở đây và cũng đúng với xu thể hiện nay của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới.
Tỷ trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng từ 12.08% năm 2010 lên 14.94% năm 2015. Kinh tế tư nhân giảm 2.8% trong thời gian này. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế trong nước cũng như thế giới năm từ 2012 đặc biệt khó khăn, nhiều doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực, sức cạnh tranh trên thị trường đã lâm vào tình trạng giải thể, phá sản.
Bảng 2.15. Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của thành phố Đà Nẵng (ĐVT: %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi 2015 - 2010 Kinh tế nhà nước 26.97 23.07 23.96 25.15 26.41 26.63 -0.34 Kinh tế ngoài nhà nước 73.03 76.93 76.04 74.85 73.59 73.37 0.34
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)
Bảng 2.16. Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước của thành phố Đà Nẵng
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thay đổi
2015 -2010 Tập thể 0.96 0.77 0.56 0.45 0.37 0.15 -0.81 Tư nhân 46.28 48.96 46.88 43.19 44.10 43.48 -2.8 Cá nhân 13.71 15.82 16.82 15.93 14.96 14.80 +1.09 Kinh tế có VĐTNN 12.08 11.38 11.78 15.28 14.16 14.94 +2.86