6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.4. Thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện phát triển thị trường
- Chính sách ưu đãi thuế: Có cơ chế ưu đãi về thuế cho các đối tượng
là doanh nghiệp mới được thành lập từ khu công nghệ cao, du lịch sinh thái như sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Các nguồn thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa 01 năm.
- Chính sách đất đai:
+ Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 25/4/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao (KCNC) Đà Nẵng.
+ Thực hiện tốt các quy định, quy chế về quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị, gắn kết với quy hoạch các ngành, các lĩnh vực. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; rà soát và xoá bỏ các dự án do địa phương quản lý cũng như kiến nghị với Trung ương đối với các dự án quy hoạch treo, không hiệu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; kiên quyết thu hồi đất dự án của các nhà đầu tư chậm triển khai.
+ Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất (được thuê đất lâu dài, ổn định và được miễn giảm với mức giá ưu đãi cao nhất…).
+ Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách “dồn điền đổi thửa” tạo ra những “cánh đồng mẫu lớn” từ đó tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp, cung ứng cho thị trường, tăng tính cạnh tranh. Đề án thí điểm dồn điền đổi thửa giai đoạn 2013-2015 tại 4 xã với tổng diện tích đã dồn điền đổi thửa là 44,1 ha, trong đó Hòa Khương 21 ha, Hòa Phong 6,1 ha, Hòa Phước 8 ha, Hòa Nhơn 9 ha; triển khai thực hiện chuyển đổi 54,7 ha đất lúa không chủ động nước ở vụ hè thu năm 2014 sang trồng các loại cây đậu xanh: 20,5 ha; bắp: 19,5 ha; mè 10,7 ha; dưa hấu: 4 ha; tổ chức nhân giống lúa vụ Hè thu 2014 với diện tích 25 ha, sản lượng lúa giống cấp xác nhận được sản xuất là 112,5 tấn, lượng lúa giống này đã được Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang triển khai cho các xã thực hiện thu đổi giống lúa phục vụ cho sản xuất Đông xuân 2014-2015 (nông dân sử dụng nguồn giống tạo ra từ chương trình được ngân sách thành phố hỗ trợ phần chênh lệch giữa giá thóc giống xác nhận với giá thóc thịt). Qua những lợi ích rất lớn từ việc “dồn điền đổi thửa”, thành phố nên tập trung tiếp tục triển khai tiếp ở những xã còn lại của huyện.
- Chính sách về vốn: Phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho
doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi; Ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu thuộc các nhóm đối tượng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Đầu tư phát triển; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được bảo lãnh tín dụng tại Quỹ Bảo lãnh tính dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố.
- Cải cách thủ tục hành chính:
+ Cải thiện các thiết chế pháp lý để tạo ra niềm tin cho doanh nghiệp. Thực hiện cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để thỏa mãn được nhu cầu cao của doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới, quản lý lành mạnh hệ thống tài chính, rà soát lại khả năng thu nhằm có biện pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời vào ngân sách, đi đôi với nuôi dưỡng, tạo nguồn thu ổn định, bền vững, chống thất thu và thu hồi nợ đọng. Bố trí chi ngân sách phù hợp với khả năng cân đối và yêu cầu phát triển, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển và các nhiệm vụ trọng yếu, tăng đầu tư sự nghiệp văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Bố trí tăng dự trữ ngân sách để xử lý những trường hợp thiên tai, dịch bệnh, các nhiệm vụ chi cấp bách phát sinh.
+ Đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế trong phát triển sản xuất cũng như trong xuất nhập khẩu. Khắc phục ngay tình trạng bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh của thành phố, vì việc này làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, hạn chế năng lực cạnh tranh và khả năng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
+ Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mạnh mọi nguồn lực đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng vốn từ các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách thu hút các tập đoàn, tổng công ty lớn thành lập hoặc chuyển hội sở chính đến thành phố; khuyến khích, hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp “đầu đàn”, có quy mô lớn, có sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu thành phố, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh. Chú trọng triển khai chương trình khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã mới thành lập tiếp cận các nguồn lực về vốn, đất đai, thông tin công nghệ, tìm kiếm thị trường, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế quốc tế. Phát huy hiệu quả Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tập trung cho vay đối với các doanh
nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã mới thành lập.
3.3.5.Tăng cường hợp tác, phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng Nếu so với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thì vùng duyên hải miền Trung kém lợi thế hơn về môi trường đầu tư. nếu vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có thủ đô hà nội là hạt nhân tạo sự phát triển lan tỏa chung cho cả vùng; thì vùng kinh tế trọng điểm phía nam có Thành phố hồ chí Minh đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng; trong khi đó vùng duyên hải miền Trung chưa có địa bàn nào phát triển tạo được sức lan tỏa chung. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở phát huy thế mạnh địa phương để cùng phát triển trên một số lĩnh vực đầu tư như khai thác và sử dụng các công trình vùng, hệ thống cảng biển, du lịch, đánh bắt thủy hải sản, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực cần được ưu tiên thực hiện, cụ thể:
(1) Nghiên cứu cơ chế liên kết đầu tư phát triển và tạo bước đột phá trong xức tiến triển khai những công trình có ảnh hưởng quyết định, tạo ra liên kết phát triển vùng gồm:
+ Triển khai thêm các đường bay nội vùng nối các đô thị lớn trong vùng với nhau: Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang.
+ Tăng cường phối hợp cùng nhau đề xuất với Chính phủ đẩy nhanh tiến độ định tuyến đường cao tốc nối Huế - Đà Nẵng - Quãng Ngãi - Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang trên cơ sở tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi và Đà Nẵng - Quảng Trị; hoàn chỉnh và kết nối các đoạn tuyến ven biển; triển khai hầm đường bộ qua đèo Cả, Phước Tượng, Phú Gia.
thác vận chuyển hành khách của đường sắt hiện có đến các khu vực trung tâm của vùng.
+ Hợp tác tích cực với các địa phương có tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua để đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và khai thác các dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch.
+ Triển khai đồng bộ việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, đối với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp: xác định là ngành kinh tế động lực, thúc đẩy khu vực kinh tế ven biển miền Trung bứt phá, các quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế ven biển luôn là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các địa phương trong vùng, hiện nay hầu hết các địa phương trong vùng đều có báo cáo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp đến năm 2020, quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và quy hoạch khu kinh tế ven biển đến năm 2025 bám sát thực trạng kinh tế địa phương; quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, các địa phương đều nhận thức việc phát triển cân đối các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt các khu kinh tế là hết sức cần thiết, ưu tiên trước hết cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là công nghệ xử lý chất thải với môi trường đầu tư luôn mở, tạo ưu đãi tối đa cho các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng gắn bó lâu dài.
Quy hoạch phát triển ngành du lịch ngoài mảng công nghiệp, du lịch cũng là một lĩnh vực được quan tâm đầu tư. Tất cả các địa phương trong vùng đều đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch với định hướng khai thác có trọng điểm tiềm năng du lịch, trong đó ưu tiên từ 18 - 20% tổng số vốn dự định thu hút trong giai đoạn 2011 - 2020 cho đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu
hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch và đào tạo nhân lực với nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ các đơn vị ngoài quốc doanh từ 40 - 60% tổng nhu cầu vốn.
(2) Để quá trình hoàn thiện thể chế có tác động tích cực tới môi trường đầu tư, các địa phương trong vùng cần sẵn sàng đứng ra làm địa bàn thí điểm. năng lực chỉ đạo và điều hành quyết liệt, một điểm mạnh của các tỉnh ven biển miền Trung, tập trung vào việc triển khai thực hiện một cách toàn diện các cơ chế, chính sách tốt đã được chứng minh từ thực tiễn của vùng, các kênh phản hồi thông tin giữa 9 địa phương trong vùng và giữa vùng với Trung ương cần được thiết lập để giảm rủi ro cho những sáng kiến thể chế sáng tạo, nhưng có thể mang tính “xé rào”, tích cực tranh thủ sự tham gia của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, và tiếp nhận cả những phản biện chính sách một cách thường xuyên.
(3) Về chính sách ưu đãi, việc đồng bộ hóa giữa các địa phương trong vùng là ưu tiên hàng đầu. Những ưu đãi cho vùng từ Trung ương để tăng độ mở của chính sách và tăng khả năng sáng tạo về cơ chế mà các tỉnh, thành phố có thể áp dụng. Đối với ưu đãi của chính quyền địa phương dành cho doanh nghiệp, thực hiện đúng và nhất quán các cam kết mà chính quyền đã ký kết với doanh nghiệp.
(4) Cải thiện về kết cấu hạ tầng của Vùng: Việc đầu tư mới và nâng cấp ba nhóm cơ sở hạ tầng trong vùng sẽ là động lực cải thiện môi trường đầu tư quan trọng nhất: trục quốc gia qua vùng, khu công nghiệp, khu kinh tế, và đô thị. Các khu vực giao thông trục quốc gia mang tính chiến lược như đường bộ cao tốc, đường sắt, cảng biển và sân bay quốc tế đều kết nối với tất cả 9 tỉnh ven biển miền Trung. Tiềm năng đóng góp của đường bộ cao tốc là rất lớn với tác động trực tiếp là giảm chi phí về thời gian và vận hành phương tiện giao thông. Hơn nữa, tuyến đường này sẽ giúp kết nối các địa phương trong vùng
với hệ thống sân bay, cảng biển đầu mối quốc gia, từ đó tăng tính cạnh tranh địa phương mà không cần phải đầu tư dàn trải. Thuận lợi trước mắt là toàn bộ nguồn vốn tài trợ cho đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã được đảm bảo bằng ODA của ngân hàng Thế giới và nhật Bản. Quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành đều đã thống nhất việc kết nối các khu công nghiệp và khu kinh tế trong vùng với các hệ thống trục quốc gia. Tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nguồn lực của từng địa phương cần được dành để thực hiện những kết nối này. Đối với nội bộ khu công nghiệp, khu kinh tế, chiến lược đầu tư là làm đồng bộ trong các khu công nghiệp đã có sức hút, nhưng đầu tư từng bước đối với các khu kinh tế có quy mô rộng. Trục đường ven biển trong vùng đã và đang được đầu tư gắn với phát triển du lịch và đô thị. Mặc dù tất cả các tỉnh, thành phố đều là ven biển, nhưng không phải du lịch có thể phát triển được ở mọi nơi phù hợp với thực tiễn này, trục đường ven biển được đầu tư xây dựng ở những đoạn có tiềm năng du lịch cao nhất. Điều quan trọng là phát triển công nghiệp với tốc độ cao sẽ thúc đẩy phát triển đô thị nhưng không phải mọi khu đô thị mới gắn với khu công nghiệp và khu kinh tế sẽ khả thi. Thay vào đó, phát triển đô thị gắn với du lịch sẽ có tác động cộng hưởng lớn hơn, giao thông hiện đại với chi phí thấp sẽ giúp các khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp cận được dịch vụ đô thị không nhất thiết là phải ở liền kề. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải công cộng, điện, nước, xử lý chất thải và viễn thông cần được tập trung ở những đô thị đang có xu hướng tập trung dân cư đông và gắn với cơ sở hạ tầng du lịch.
(5) Thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm:
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cung cấp đủ công nhân có tay nghề cho các trung tâm công nghiệp lớn như Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Phong và đặc biệt Khu công nghệ cao Đà nẵng. Đầu tư xây dựng các trường dạy nghề để cung ứng lao động quản lý và công nhân kỹ
thuật cho các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: công nghiệp chế biến; điện - điện tử - điện dân dụng - điện lạnh; cơ khí chế tạo; quản trị nhà hàng, khách sạn; nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng...
+ Lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển vùng DhMT và các tỉnh trong vùng theo hướng ưu tiên lựa chọn các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong vùng: Tăng cường thu hút vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; giáo dục và đào tạo; phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp năng lượng, công nghiệp lọc hóa dầu; ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Kêu gọi đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các dự án ưu tiên đầu tư có lợi ích kinh tế - xã hội cao, công nghệ thân thiện môi trường,