Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 81 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trên cơ sở những xu hướng của các yếu tố cấu thành dân số thành phố Đà Nẵng, có thể dự báo những vấn đề sau đây:

(1) Dân số sẽ tăng nhanh chủ yếu là do lượng nhập cư vào thành phố. Tỉ lệ nhập cư sẽ tăng lên khoảng 2,6% cho giai đoạn đến năm 2015, và khoảng 3,8% vào cho giai đoạn 2015 đến 2020.

(2) Di cư đến thành phố vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến nhu cầu nhà ở giá vừa phải tăng, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cũng tăng lên; và có khả năng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thừa lao động cao hơn trong trường hợp kinh tế suy giảm;

(3) Quy mô hộ gia đình sẽ giảm xuống cùng với tỷ lệ di cư đang tăng lên và các tập quán xã hội thay đổi;

(4) Dự báo sẽ thiếu lao động có tay nghề vì những địa phương khác, như thành phố Hồ Chí Minh, tỏ ra hấp dẫn và thu hút lao động hơn Đà Nẵng;

(5) Tỉ lệ di cư sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cũng liên quan đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và phía nam.

Trong những năm qua, chủ trương, chính sách về phát triển nhân lực chất lượng cao được thành phố triển khai sớm, thường xuyên điều chỉnh và bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và mang tính chiến lược cho sự phát triển lâu dài của thành phố. Tuy nhiên, công tác dự báo, điều tra khảo sát để xây dựng chỉ tiêu ngành nghề thu hút và đào tạo trên cơ sở định hướng

phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, cùng với các giải pháp huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực khác để hình thành năng lực sản xuất của nền kinh tế thì bảo đảm số lượng và chất lượng lao động có vai trò quyết định, cần phải:

- Tổ chức điều tra, dự báo tình hình để định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2025.

- Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù nhằm khuyến khích và khai thác tốt nguồn lực từ đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật hiện có. Làm tốt công tác “giữ chân người tài”, cụ thể:

+ Bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường nhân lực được thu hút.

+ Tạo điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc, cải thiện môi trường, văn hóa công sở phù hợp với nền hành chính hiện đại và thân thiện. Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với người có nhiều thành tích, đóng góp cho thành phố, vinh danh người tài.

+ Tập trung thu hút đối tượng là các chuyên gia đầu ngành, đầu lĩnh vực, thợ lành nghề tay nghề cao làm việc theo trung hạn, ngắn hạn theo dự án hoặc lâu dài khi thành phố có nhu cầu. Xây dựng cơ sở dữ liệu về người tài, chuyên gia đầu ngành để chủ động trong việc tiếp cận, vận động về làm việc cho thành phố.

- Thực hiện tuyển chọn nghiêm túc, minh bạch, công khai. không ngừng điều chỉnh, cải tiến, phát triển kế hoạch, chính sách thu hút người tự nguyện đến làm việc tại thành phố Đà Nẵng

- Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và sức khỏe cho người lao động.

- Nâng cao chất lượng NNL phải được tiến hành và quản lý trên cả ba mặt chủ yếu một cách đồng bộ: Đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và bồi dưỡng với nội dụng trọng điểm về kinh tế và QLNN đối với kinh tế, không hình thức, chiếu lệ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)