CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

3.1.1. Quan điểm phát triển chung

- Đà Nẵng sẽ là đô thị hạt nhân có một vị trí rất quan trọng với mục tiêu chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển trong thế chủ động, tạo bàn đạp để tiến ra biển và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đà Nẵng cần tận dụng thời cơ để phát triển nhanh, có hiệu quả, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá; xứng đáng là trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Vùng, là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của cả nước. Cùng với các thành phố lân cận, hình thành hành lang kinh tế Bắc Nam.

- Gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang và nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị tiền đề tốt cho bước phát triển sau này.

- Phối kết lô-gíc giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục... để phát triển ổn định, cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ và dân trí nhân dân, tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh.

3.1.2. Dự báo sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô

- Việt Nam đang phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang đi vào hội nhập quốc tế sâu rộng, các cam kết hội nhập khu vực, nhiều hiệp định hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới được ký kết, việc gia nhập nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế đã tạo ra nhiều vận hội và thách thức cho DN của Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng.

- Suy thoái kinh tế toàn cầu, suy thoái của một loạt nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật; những vấn đề như nguy cơ vỡ nợ công ở châu Âu, thâm hụt ngân sách ở các nước phát triển, giá cả hàng hóa thế giới tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế thế giới…; hoặc những thảm họa khốc liệt của thiên nhiên ngày càng gia tăng.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ toàn cầu là điều kiện để các nước phát triển đi tắt, đón đầu và tự tạo cơ hội đột phá, tuy nhiên cũng là rào cản lớn khi Việt Nam không đủ sức cạnh tranh, không đủ nguồn lực tài chính để bắt kịp hay tiếp cận khoa học công nghệ mới thì sẽ bị tụt hậu xa hơn.

3.1.3. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 dự báo cơ cấu kinh tế thành phố:

+ Chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.

+ Đến năm 2020, tỷ trọng GRDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GRDP cả nước; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ

trọng thu ngân sách so với GRDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.Dự báo cơ cấu thành phố

- Tại Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XXI của thành phố Đà Nẵng chỉ rõ mục tiêu đến năm 2020: Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin. Phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch chất lượng cao, thành phố sự kiện của khu vực và cả nước.

Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao quy mô, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025 (tính theo phương pháp giá cơ bản) - Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 8 - 9%/năm.

- GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.000 - 4.500 USD.

- Cơ cấu GRDP: Dịch vụ 63 - 65%; Công nghiệp - Xây dựng 35 - 37% và Nông nghiệp 1 - 2%.

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 9,5 - 10,5%/năm. - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10 - 11%/năm (trong đó, công nghiệp tăng 10,5 - 11,5%/năm).

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 2 - 3%/năm. - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 15 - 16%/năm.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 5 - 8%/năm; tổng chi ngân sách Nhà nước tăng bình quân 2 - 3%/năm.

- Tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 9 - 10%/năm.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÀ NẴNG

3.2.1. Phát triển các ngành dịch vụ

a. Quan điểm phát triển

Từ vị thế và thực trạng của thành phố Đà Nẵng, có thể nhận thấy lĩnh vực dịch vụ sẽ trở thành lĩnh vực then chốt trong phát triển kinh tế. Để dịch vụ giữ được vị thế của mình đòi hỏi quá trình phát triển cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau:

- Tập trung sức phát triển dịch vụ tương xứng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phát triển dịch vụ trọng tâm vào những lĩnh vực có thế mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở khai thác các tiềm năng của thành phố (thương mại, du lịch, tin học, bưu chính viễn thông v.v..), đáp ứng nhu cầu của địa phương, cả nước và khu vực.

- Đa dạng hoá các hình thức dịch vụ phù hợp với thực tế của thành phố. - Phối hợp giữa yếu tố thị trường với yếu tố xã hội nhằm đảm bảo mọi người dân thành phố đều được hưởng các dịch vụ kinh tế và xã hội.

b. Định hướng phát triển

- Sẽ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống, dịch vụ chất lượng cao, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ cơ bản với chất lượng cao như dịch vụ thương mại, khách sạn nhà hàng, kinh doanh tài sản và

tư vấn... Đây là các dịch vụ quan trọng chi phối lớn đến tăng trưởng của ngành dịch vụ.

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Đối với các khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, những nơi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, có thu nhập và mức sống cao hơn cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, vận tải, giáo dục và chăm sóc y tế chất lượng cao, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn,dịch vụ khoa học công nghệ, vui chơi giải trí.

- Ở các địa bàn nông thôn do chiếm tỷ lệ lớn về quy mô diện tích nên cần coi trọng phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các dịch vụ phụ vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân vùng nông thôn, dịch vụ thương mại, chú trọng đến các dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất, thu mua tiêu thụ hàng nông sản để giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

- Để đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố cần xây dựng mạng lưới thương mại từ thành phố đến các phường, xã, các cụm kinh tế để tổ chức tốt việc lưu thông hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt phục vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá và cung ứng vật tư hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng phát triển mạng lưới các chợ, sắp xếp hợp lý những chợ hiện có, kết hợp phát triển chợ với các hình thức thương mại cao cấp khác.

- Bên cạnh hệ thống lưu thông phân phối truyền thống, cần tiếp cận và phát triển thương mại điện tử ở những nơi và những mặt hàng có điều kiện nhằm thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Xây dựng ngành thương mại phát triển vững mạnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tương đối hiện đại, trở thành điểm đi và đến của hàng hoá bán buôn. Quan tâm chú trọng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp Đà Nẵng hợp tác, liên kết tổ chức thị trường hình thành các chuỗi phân phối tạo sức mạnh để cạnh tranh có hiệu quả.

- Hội nhập có hiệu quả và hệ thống thương mại toàn cầu, tạo mối quan hệ gắn kết với thị trường thế giới. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến.

- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên của thành phố để phát triển dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và trật trự an toàn xã hội. Phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, tham quan hội chợ, triển lãm, vui chơi giải trí với các điểm du lịch Công viên văn hoá.

3.2.2. Côngnghiệp và xây dựng

a. Quan điểm phát triển

Chuyển đổi dần tính chất các khu công nghiệp hiện có thành các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch có hàm lượng kỹ thuật cao. Phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, coi trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao. Phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển công nghiệp theo hướng huy động tối đa mọi nguồn nội lực, tranh thủ các nguồn ngoại lực, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành.

- Phát triển một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp và từng bước chuyển cơ cấu nông nghiệp nông thôn.

b. Định hướng phát triển công nghiệp

Ưu tiên nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, đại diện cho công nghiệp thành phố trong tương lai là: công nghiệp cơ khí chính xác, điện tử, hàng tiêu dung cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp...

Đẩy mạnh ngành khai thác và chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ cảng và vận tải biển; các loại hình công nghiệp gắn liền với hệ thống cảng.

Chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, hình thành ngành nghề, sản phẩm mới; tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; chủ động tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN (AICO) và thế giới; tăng tỷ trọng của công nghiệp địa phương và của khu vực công nghiệp tư nhân.

Phát triển và phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp phải trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Kết hợp chặt chẽ các loại quy mô, loại hình sản xuất. Khu vực kinh tế địa phương cần chú trọng hơn đối với phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp đã có cần phải tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đứng vững, và mở rộng thị phần trong cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển, lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ.

Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ.

3.2.3. Nông nghiệp (nông - lâm nghiệp - thủy sản)

a. Quan điểm phát triển

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng năng suất, chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế thuỷ sản nông lâm. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trọng tâm là công nghệ sinh học. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng rừng kinh tế, trồng cây chắn sóng ven biển và phát triển mạnh công nghệ chế biến gỗ từ nguyên liệu gỗ rừng trồng.

b. Định hướng phát triển

- Thuỷ sản: Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một nền kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền bững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả

khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển, sông và nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Nông nghiệp: Quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố hạn chế và khó có khả năng mở rộng trong thời gian đến. Do đó, tập trung đầu tư sản xuất theo chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng cây lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ. Ổn định diện tích sản xuất lúa 7.000 - 7.500 ha để đảm bảo an ninh lương thực. Xây đựng các vùng sản xuất lúa giống, vùng trồng lúa chất lượng cao nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Có chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp tại các vùng trung du, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp toàn diện, gắn liền với bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng, trọng tâm là tăng cường công tác quản lý bảo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)