6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Nông nghiệp (nông lâm nghiệp thủy sản)
a. Quan điểm phát triển
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng năng suất, chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế thuỷ sản nông lâm. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trọng tâm là công nghệ sinh học. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng rừng kinh tế, trồng cây chắn sóng ven biển và phát triển mạnh công nghệ chế biến gỗ từ nguyên liệu gỗ rừng trồng.
b. Định hướng phát triển
- Thuỷ sản: Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một nền kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền bững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả
khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển, sông và nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Nông nghiệp: Quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố hạn chế và khó có khả năng mở rộng trong thời gian đến. Do đó, tập trung đầu tư sản xuất theo chiều sâu, tăng năng suất, chất lượng cây lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ. Ổn định diện tích sản xuất lúa 7.000 - 7.500 ha để đảm bảo an ninh lương thực. Xây đựng các vùng sản xuất lúa giống, vùng trồng lúa chất lượng cao nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Có chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp tại các vùng trung du, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp toàn diện, gắn liền với bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng, trọng tâm là tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. Chú trọng đầu tư tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, độ che phủ rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và nghề rừng, trên cơ sở kinh doanh rừng bền vững. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ, tăng cường công tác khuyến lâm nhằm tăng thu nhập cho kinh tế hộ, góp phần xoá đói, giảm nghèo khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc.
- Thuỷ lợi: Tập trung hoàn thiện các công trình thuỷ lợi hiện có, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các công trình thuỷ lợi đảm bảo cho
từng vùng sản xuất, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 13.000 ha diện tích gieo trồng cây hằng năng và cung cấp nguồn nước phục vụ cho 600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Tập trung chú trọng các công trình thoát lũ, phòng chống bão lũ và hoàn thiện hệ thông đê biển, kè chống sạt lỡ ven sông.