6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
Để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế đạt được mục tiêu đã đề ra thì nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2015 - 2020 khoảng 363.650 tỷ đồng. Thành phố cần có các giải pháp huy động thích hợp để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển:
- Huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Huy động vốn chỉ nên đạt tỷ lệ tương xứng với khả năng tích lũy của nền kinh tế. Kết quả này sẽ giải quyết được mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, kích thích tăng tổng cầu tương xứng với mở rộng khả năng sản xuất. Việc huy động phải vừa phát huy nội lực và tận dụng nguồn đầu tư bên ngoài nhưng nội lực vẫn quyết định. Trong nguồn nội lực chỉ nên duy trì tỷ lệ vốn nhà nước ở mức độ nhất định để còn tạo cơ chế để huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Điều này đỏi hỏi một loạt chính sách phù hợp của Nhà nước đi cùng như: chính sách tài khóa, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ ... Những chính sách này phải được điều chỉnh kết hợp với nhau một cách linh hoạt tùy theo từng thời kỳ của nền kinh tế, và cùng với các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì việc phát triển thị trường vốn sẽ là giải pháp quan trọng cho việc huy động vốn cho nền kinh tế.
mình trong huy động nguồn lực của địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở đây, giảm dần sự phụ thuộc vào trung ương, như:
+ Nghiên cứu phát hành trái phiếu đô thị cùng với việc thành lập một số công ty tín dụng cổ phần có quy mô lớn để đáp ứng vốn đầu tư các công trình và dự án phù hợp với kế hoạch phát triển của thành phố.
+ Tăng cường các biện pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thu hút vốn ODA phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.
+ Huy động tốt các nguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xúc tiến việc quảng bá tạo cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân bổ vốn đầu tư trong nền kinh tế nên tập trung vốn đầu tư vào
ngành công nghiệp được định hướng phát triển ở mục trên, tăng cường đầu tư thích đáng cho nông nghiệp có khả năng công nghệ cao. Về vấn đề đầu tư cần tập trung khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Thời gian qua, việc đầu tư vẫn mang nặng tính chất “quảng canh”, đầu tư dàn trải, manh mún, trùng lắp, thiếu tập trung. Chúng ta cũng đã hình thành các vùng trọng điểm, hay những điểm động lực tăng trưởng như các khu công nghiệp, khu kinh tế v.v… Nhưng việc phát huy vai trò của các vùng động lực tăng trưởng chưa cao, tính trọng điểm chưa mạnh và lại đang có xu hướng dàn trải với mật độ kinh tế có xu hướng thấp đi. Với nguồn vốn có hạn thì thành phố chỉ tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội hay an ninh quốc phòng và một số ngành mũi nhọn, còn những lĩnh vực khác thì cần tạo môi trường thuận lợi để xã hội hóa đầu tư.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đổi mới động lực, tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của chính quyền địa phương; (1) bỏ chỉ tiêu GDP
và tăng trưởng GDP ở các cấp chính quyền địa phương. Bởi vì các chính quyền địa phương luôn sẵn sàng vay những khoản tiền lớn từ các ngân hàng để đổ tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng và xây dựng là cách dễ dàng bậc nhất giúp mức tăng trưởng GDP nhảy vọt, mục tiêu của cả nước và sau đó các tỉnh thành sẽ đua nhau đưa ra các mục tiêu tăng trưởng cao hơn để thu hút sự quan tâm của trung ương. Thay vì tập trung vào các số liệu tăng trưởng, thành phố nên tập trung vào chất lượng và hiệu quả cũng như sự đóng góp của thành phố vào thành tựu chung của cả nước. Chẳng hạn sự đóng góp vào quá trình đổi mới thể chế như thiết lập khu thương mại tự do. Sẽ tốt hơn nếu tăng trưởng chậm lại nhưng lại bền vững hơn thì đó mới là tín hiệu tốt thực sự. Nếu chính quyền thành phố chỉ chạy theo tỷ lệ tăng trưởng ngày một cao hơn, nó sẽ tác động đến một mức độ nhất định về tốc độ cải cách cơ cấu; (2) bỏ mục tiêu và chỉ tiêu về lượng (ví dụ như số giường bệnh/10.000 dân), thay vào đó là các chỉ tiêu về chất lượng các loại dịch vụ công (số người đến thăm khám, điều trị, sự hài lòng của bệnh nhân, khách hàng…), các chỉ tiêu về chất lượng môi trường sống, chất lượng môi trường kinh doanh ở địa phương,… Thiết lập hệ thống thông tin quản lý thống nhất trong cả nước về đầu tư công; công khai và minh bạch hóa thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước nói chung và từng dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước nói riêng…
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hiệu quả đầu tư thấp vì hai nguyên nhân chủ yếu: (1) hiệu quả đầu tư thấp của khu vực nhà nước; (2) với tỷ trọng rất lớn như của nhà nước của các khu vực có hiệu quả đầu tư thấp. Do vậy tập trung nâng cao hiệu quả đầu tư của hai khu vực này sẽ mang tính quyết định.
Tăng cường nguồn lực đầu tư để phát triển Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển; tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
nguyên biển đảo, gắn với bảo vệ môi trường biển. Tập trung đầu tư nâng cấp cả về quy mô, chất lượng hệ thống cảng biển, phát triển Cảng Đà Nẵng trở thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I); nâng cấp Cảng Tiên Sa. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn, tăng cường bám biển, nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ.