Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 50 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Cơ chế chính sách

- Ưu đãi về thuế, đất đai: Ngày 25/4/2012, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung của Khu công nghệ cao; Dự án đầu tư xây dựng khu đào tạo, khu nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, khu ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; Dự án xây dựng chung cư cho thuê đối với công nhân và chuyên gia làm việc tại Khu công nghệ cao được miễn 100% tiền thuê đất và miễn 100% tiền sử dụng đất.

Dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động; Dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư vào Khu quản lý dịch vụ (triển lãm, trưng bày, hội nghị), Khu hậu cần (tổ chức dịch vụ giao nhận, vận tải, cho thuê bến bãi, bốc xếp hàng hóa) được miễn 03 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

- Ưu đãi về thu hút nguồn nhân lực: Năm 1997, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động số 01/CTr-TU (ngày 15/12/1997), nhằm tạo nguồn nhân lực cán bộ để xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện chủ trương này, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thể chế hóa về mặt nhà nước bằng nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Cụ thể hóa bằng việc tiếp nhận nguồn nhân lực là các giáo sư, tiến sĩ và sinh viên mới tốt nghiệp loại giỏi trở lên, bố trí công tác tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố.

Chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người có học hàm, học vị, những cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố Đà Nẵng được hỗ trợ một lần với mức tiền tương ứng với bằng cấp đang có (đại học loại giỏi 15 triệu đồng, thạc sĩ 20 triệu đồng, tiến sĩ 60 triệu đồng…). Đồng thời, có sự đãi ngộ về tiền lương và trợ cấp hàng tháng trong năm năm, tạo môi trường làm việc hợp lý, thân thiện, bố trí chỗ ở; luôn tạo điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ.

Đồng thời, Đà Nẵng hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước dành cho học sinh giỏi, xuất sắc các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố về lâu dài.

- Ưu đãi về khoa học công nghệ: Thành phố thực hiện khoán thí điểm đến sản phẩm khoa học công nghệ cuối cùng; hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng được thực hiện khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của

người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Ưu đãi về hỗ trợ doanh nghiệp: Thành phố đã ban hành Đế án Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Đề án phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ưu tiên của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020: Phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, trọng tâm là phát triển chất lượng; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng liên kết, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất, phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của thành phố và của cả nước; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố về sở hữu trí tuệ; tạo dựng, quản lý và phát triển thương hiệu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh; định vị, củng cố vị trí của hàng hóa Đà Nẵng ngay tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)