Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 52 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu

cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng

a. Thuận lợi

- Đà Nẵng là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa kinh tế thuận lợi, đầu mối giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt đã tạo cho Đà nẵng nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Với lợi thế từ vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các cảng biển, dịch vụ logistics cũng như tiềm năng phong phú từ đường bờ biển trải dài, thích hợp để phát triển một ngành kỹ nghệ rất quan trọng: du lịch và các dịch vụ nghỉ dưỡng.

- Lợi thế về kết cấu hạ tầng hệ thống kết cấu hạ tầng ở Đà Nẵng khá hiện đại, đồng bộ với hệ thống đường hàng không, đường thủy, đường sắt và

đường bộ phát triển đồng bộ. Bởi vì, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét, quyết định đầu tư. công tác giải tỏa và đền bù tại Đà nẵng luôn được thực hiện hợp lý, đúng tiến độ.

- Thủ tục, quy trình cấp phép đầu tư gọn nhẹ, nhanh chóng với các quy định pháp lý rõ ràng, hữu ích, tạo môi trường cạnh tranh. Sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền thành phố trong suốt quá trình đầu tư và phát triển dự án.

- Thuận lợi về thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ. Nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ du lịch và khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại khu vực, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang, bất động sản đầu tư…

- Lợi thế về cơ chế chính sách trên cơ sở sự hỗ trợ vủa Trung ương và sự năng động sáng tạo của thành phố, môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, minh bạch. Đà nẵng đã tạo lợi thế cho các nhà đầu tư khi nỗ lực xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng với sự minh bạch cao cùng mức chi phí đầu tư rất cạnh tranh về giá thuê mặt bằng, cấp phép kinh doanh, liên tiếp đứng đầu cả nước ba năm liền về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tất cả thủ tục đầu tư được giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” tại một cơ quan đầu mối duy nhất; thời gian rút ngắn tối đa so với quy định chung.

- Chất lượng cuộc sống được đảm bảo, Đà Nẵng là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng và học tập... của nhà đầu tư.

- Trong những năm qua Đà Nẵng đã không ngừng phát huy nội lực và ngoại lực, tận dụng cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng các hình thức thu hút nguồn lực từ bên ngoài, kể cả các hình thức đầu tư trực tiếp,

đầu tư gián tiếp, các hình thức thu hút vốn ODA, các doanh nghiệp nước ngoài...

b. Khó khăn

- Một số những khó khăn khách quan khác do khí hậu, thời tiết của một thành phố biển miền trung, thường xuyên hứng chịu những cơn bão. Thiên nhiên khắc nghiệt luôn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đến phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; việc khắc phục khó khăn về thiên nhiên đòi hỏi đầu tư lớn. Tác động của sự biến đổi khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Nhiều lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế. Công nghiệp phát triển chưa thật bền vững, chưa có ngành mũi nhọn và chủ lực. Sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều. Chưa có các sản phẩm chủ lực, thương hiệu sản phẩm đặc trưng của thành phố, ngoại trừ một số điểm du lịch có thương hịêu, nhưng chưa có tác dụng lan tỏa.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có năng lực còn thiếu, nhất là các chuyên gia đầu ngành và năng lực cán bộ cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập và sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương. Người lao động chuyển đổi ngành nghề, không qua đào tạo khó kiểm được việc làm và làm ra sản phầm chất lượng chưa cao.

- Cơ cấu ngành nghề của thành phố chưa hợp lý và đang ở trình độ thấp. Đặc biệt là các ngành kinh tế biển chưa được đầu tư đúng mức, trang bị kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu xa so với khu vực. Nhiều sản phẩm kinh tế biển kém sức cạnh tranh, rõ nhất là vận tải biển và dịch vụ hàng hải; nhiều sản

phẩm hải sản chất lượng chưa cao. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đòi hỏi phải có nhân lực chất lượng cao, nhưng để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cần có thời gian và nguồn lực không nhỏ.

- Cơ chế chinh sách, môi trường đầu tư chưa thật sự mang lại chất lượng như mong đợi về một thành phố năng động, một trong những đô thị lớn của cả nước. Thành phố cần có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi riêng đặc thù mới bứt phá trong việc huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)