Tình hình tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 43 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế

- Về tăng trưởng kinh tế chung:

Nhận thức rõ xu hướng phát triển trong bối cảnh hội nhập, Đà Nẵng đã tập trung đầu tư phát triển, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá để khai thác tốt tiềm năng và phát huy lợi thế so sánh của thành phố.

Kể từ khi chia tách, với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 1997 - 2011 đạt 11,30%/năm, Đà Nẵng trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả nước. GRDP bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm 2000 đạt 6,91 triệu đồng/người, đến năm 2011 xấp xỉ 40 triệu đồng (bằng 1,6 lần so với mức bình quân chung cả nước). Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức hợp lý và bền vững trong dài

hạn, Đà Nẵng đã gắn tăng thu nhập với tăng chất lượng cuộc sống, phấn đấu đến năm 2015 giảm hết 32.790 hộ nghèo theo chuẩn mới. Năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội chỉ trên 1.000 tỷ đồng, đến năm 2011, con số này đã lên trên 25.000 tỷ đồng, trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm. Các dự án trọng điểm được thực hiện nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng, bổ sung thiết bị và hiện đại hóa, đào tạo nguồn nhân lực được ưu tiên tập trung đầu tư.

- Tăng trưởng kinh tế của các ngành:

Tăng trưởng của nền kinh tế thành phố từ khi chia tách đến nay thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng của cả ba nhóm ngành: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hầu như liên tục đạt 2 chữ số với tỷ trọng tăng nhanh trong thời kỳ đầu và chậm lại từ năm 2009; tăng trưởng của ngành dịch vụ khá cao, đặc biệt từ năm 2006-2011, tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng GRDP của thành phố, chiếm tỷ trọng cao nhất trên 54,2% vào năm 2010; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,48%/năm, có tỷ trọng giảm đều phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm, thủy sản.

Sự chuyển dịch này thể hiện qua từng giai đoạn như giai đoạn 1997- 2000, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần từ 9,7%/năm xuống 7,9%/năm; ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (15,08%/năm).

Giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào cơ cấu GRDP và cơ cấu lao động của thành phố với tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao 25,59%/năm, đóng góp nhiều nhất (10,66%) vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (15,98%). Đây là giai đoạn Đà Nẵng đề ra mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa bằng cách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh kế giai đoạn 2005-2010 đã đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh của ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 19,01%, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn trước, đóng góp 8,97% vào tăng trưởng GRDP bình quân năm (12,1%).

Bảng 2.1. Tốc độ tăng GRDP bình quân năm qua các thời kỳ (%)

Thời kỳ Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1976-1980 18.76 13.03 19.75 20.40 1980-1985 8.51 6.58 6.57 10.35 1985-1990 8.25 4.14 9.30 8.59 1990-2000 9.58 2.11 14.06 8.38 2000-2005 11.61 2.95 15.98 8.70 2005-2010 11.13 -1.25 7.96 14.90 2010-2015 9.63 2.31 6.68 11.92 1997-2015 10.53 1.41 10.89 11.15 (Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đà nẵng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)