Căn cứ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường trong nước (Trang 65 - 66)

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ, nhìn chung cần được đo lường xác định và đánh giá cụ thể. Tuy nhiên đây là một việc khơng phải dễ dàng. Từ các tài liệu nghiên cứu, các nội dung nêu trên, các yếu tố cấu thành, các tiêu chí phản ánh, mục tiêu và điều kiện thực tế, đánh giá năng lực cạnh tranh nhìn chung cần phản ánh được nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ. Bên cạnh đĩ cần cụ thể hĩa để đánh giá được năng lực cạnh tranh. Đồng thời việc đánh giá cần dựa trên thơng tin khách quan và ý kiến của bên cĩ liên quan.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ là đánh giá khả năng đạt được mục tiêu cạnh tranh trong hiện tại và tương lai gần, liên quan

chủ yếu tới các thành phần là: khách hàng, thị phần, doanh thu và lợi nhuận. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ thì cần được đánh giá từ nhiều phía đối tượng thì sẽ chính xác hơn. Ví dụ như, khách hàng sẽ đánh giá về mức độ hấp dẫn của tổ chức bán lẻ và sự hài lịng của họ; nhà quản lý doanh nghiệp bán lẻ đánh giá về nguồn lực họ đang sở hữu và sử dụng. Vì vậy, thơng thường sẽ thực hiện bằng cách dựa vào dữ liệu thứ cấp và khảo sát ý kiến của một hay một số bên cĩ khả năng đánh giá thích hợp để làm cơ sở đánh giá.

Trong điều kiện nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến từ phía doanh nghiệp bán lẻ (thơng qua nhà quản lý), kết hợp với các dữ liệu thứ cấp để bổ sung, hỗ trợ cho việc đánh giá. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ cĩ thể dựa vào một số tiêu chí rồi tổng hợp lại.

Trong luận án này, tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ dựa theo bộ tiêu chí. Tiếp theo, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là cán bộ cấp quản lý của doanh nghiệp. Bênh cạnh đĩ sử dụng thêm dữ liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá chung. Trước khi điều tra phỏng vấn doanh nghiệp, thì bảng dự thảo câu hỏi được hỏi trước ý kiến các chuyên gia để hồn thiện. Bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn với các tiêu chí được đánh giá bằng cách cho điểm theo mức kỳ vọng của đáp viên với thang đo khoảng Likert từ 1 đến 5 (tại phụ lục kèm theo).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường trong nước (Trang 65 - 66)