6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÁC ĐỊA
1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƢƠNG PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm một số nƣớc
a. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Ngay từ những năm 50, trong chính sách khôi phục kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã coi trọng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng, sớm tìm đƣợc hƣớng đi và bƣớc đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, nhất là chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đến nay, Nhật Bản đã có một nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại, có một cơ cấu hợp lý. Từ đó chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm từ Nhật Bản.
b. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó đáng chú ý là:
Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ: Năm 1978, Trung Quốc tiến hành thực hiện phƣơng thức khoán sản phẩm đến hộ nông dân, từng bƣớc đa dạng hóa sở hữu ở nông thôn và tập trung đầu tƣ cho nông nghiệp với các nội dung chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học tạo giống cây trồng, vật nuôi tốt đƣa vào sản xuất, tăng cƣờng thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa. Đến năm 1997, trên 40% diện tích lúa sử dụng giống lai cho hiệu quả cao, tăng phân bón từ 80 kg/ha (1952) lên 257 kg/ha (2002), bảo đảm tƣới tiêu nƣớc cho 1/2 diện tích canh tác.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa sản phẩm trồng trọt hướng về xuất khẩu: Cùng với hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc còn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, đa dạng hóa trồng trọt và tăng cƣờng xuất khẩu nông sản. Tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi trong GDP nông nghiệp năm 1978 là 80% và 15%, đến năm 1997 là 56% và 30% [22, tr.9-27].
Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội nhập: Để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đƣợc điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại hoá, nhất thể hóa với sản phẩm chất lƣợng và năng suất cao, có thể bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia và phát triển bền vững. Mục tiêu ngắn hạn là tập trung nâng cao chất lƣợng và phát triển sản phẩm đặc sản có lợi thế, tăng cƣờng ý thức về thƣơng hiệu. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp và từng bƣớc nâng cao tỷ lệ sản xuất chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp. Kết quả đạt đƣợc của năm 2003 so với năm 2000, diện tích cây lƣơng thực sử dụng nhiều tài nguyên đất và nƣớc giảm từ 30,3 triệu ha xuống còn 28,5 triệu ha, các cây trồng sử dụng nhiều lao
động, nhất là rau quả tăng, tỷ trọng các sản phẩm có chất lƣợng tốt tăng đáng kể, trong đó lúa chất lƣợng cao vƣợt 50% và trái cây chất lƣợng cao đạt 30% [23, tr.85].
Giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn: Gần đây, để khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và các khu vực, Trung Quốc đã thực thi chiến lƣợc “Đại khai phá miền Tây” và tập trung đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thông qua chính sách giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển hạ tầng ở khu vực nông thôn.
c. Kinh nghiệm của Thái Lan
Phát huy lợi thế đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu: Vào những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời chuyển hƣớng từ chiến lƣợc ƣu tiên công nghiệp hoá đô thị sang chiến lƣợc vừa công nghiệp hoá đô thị, vừa công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; kết hợp giữa đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo hƣớng đa dạng hóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trƣờng. Nhờ đó, cơ cấu nông sản thời kỳ 1988 - 1998 biến đổi theo hƣớng: cao su, hoa quả, chăn nuôi và mía đƣờng tăng nhanh; lúa gạo và ngô tăng chậm; khoai mì và đậu tƣơng giảm mạnh.
Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu: Gần đây, Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp theo hƣớng thâm canh, xuất khẩu. Bên cạnh đầu tƣ mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứng dụng các giống cây, con có năng suất và chất lƣợng cao, Thái Lan tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp ở nông thôn, hình thành đƣợc ngành cơ khí nông nghiệp và chế biến nông sản tƣơng đối hiện đại, góp phần làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu: Để gia tăng khả năng tiêu thụ nông sản ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ƣu đãi cho các nhà xuất khẩu; dựa trên quy mô kho chứa để khuyến khích các nhà xuất khẩu xây dựng thêm kho chứa nông sản kết hợp với đầu tƣ hệ thống phơi sấy, chế biến tại địa bàn nông thôn.
1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc
Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp
Từ năm 1985 đến nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, Đồng Tháp đã từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với các tiềm năng của địa phƣơng theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản của tỉnh có sự chuyển biến đáng kể. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng khá, mặc dù chịu tác động xấu của cuộc khủng kinh tế - tài chính khu vực 1997 - 1998. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 5%/năm, chăn nuôi, thủy sản tăng 6,24%/năm; dịch vụ nông nghiệp tăng 21,4%/năm. Những con số cho thấy trong từng ngành đã có sự chuyển dịch hợp lý.
Để đạt dƣợc kết quả đó, Đồng Tháp đã chú trọng khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ƣu tiên những vùng đất mới chuyển đổi bằng giảm thuế, miễn giảm thuỷ lợi phí để chuyển dần từ độc canh sản xuất lƣơng thực sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa canh, phù hợp với đặc điểm địa phƣơng, từng vùng đất.
Nhận thức đƣợc rằng, hiệu quả kinh tế từ trồng lúa trên địa bàn không cao bằng một số loại cây trồng, vật nuôi khác, tỉnh Đồng Tháp đã
chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với những chủ trƣơng, chính sách cụ thể. Đồng thời, tỉnh cũng khuyến cáo nông dân không đƣợc biến đất trồng thành đất thổ cƣ. Nhờ đó, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Từ năm 1993 - 2000, toàn tỉnh đã chuyển 5.549 ha đất một vụ, hai vụ… sang trồng cây ăn quả kết hợp thả cá hoặc thả cá kết hợp trồng cây ăn quả.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng Tháp còn chậm, chƣa rõ nét, sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, mang yếu tố tự phát, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất còn chậm nên năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững.