Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 42 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Biểu đồ 2.1: Bản đồ hành chính huyện Cƣ Jút

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Jút)

a. Vị trí địa lý

Huyện Cƣ Jút (cũ) đƣợc thành lập ngày 16/09/1990 thuộc tỉnh Đắk Lắk, đến ngày 26/11/2003 Quốc hội có Nghị quyết số 22/NQ-QH11 về thành lập huyện Cƣ Jút - tỉnh Đắk Nông. Theo Nghị quyết trên huyện Cƣ Jút (mới) đƣợc thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Cƣ Jút (cũ) sau khi đã điều chỉnh 3 xã Hòa Xuân, Hòa Phú và Hòa Khánh về thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích tự nhiên là 72.028,79 ha (số liệu kiểm kê năm

2014) và 92.309 nhân khẩu (theo Niêm giám thống kê năm 2014), gồm 08 đơn vị hành chính trực thuộc (TT. Ea T’ling và các xã: Trúc Sơn, Nam Dong, Tâm Thắng, Ea Pô, Đắk Wil, Cƣ Knia và Đắk D’rông), mật độ dân số năm 2014 là 128,16 ngƣời/km2.

Huyện Cƣ Jút cách trung tâm tỉnh lỵ (Thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông) khoảng 106 km về phía Đông Bắc, cách TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 20 km. Ngoài ra huyện có khoảng 20 km đƣờng biên giới giáp với Vƣơng quốc Campuchia, giữ vị trí quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng.

Huyện Cƣ Jút có tọa độ địa lý từ 12000’ đến 12050’ độ vĩ Bắc và từ 107040’ đến 1080

02’ độ kinh Đông, địa giới hành chính của huyện Cƣ Jút đƣợc xác định nhƣ sau:

- Phía Đông Bắc giáp TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Phía Đông Nam giáp huyện Krông Nô.

- Phía Nam giáp huyện Đắk Mil.

- Phiá Tây giáp tỉnh MunDunKiri, Vƣơng quốc Campuchia. - Phía Bắc giáp huyện Bôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Cƣ Jút là điểm gắn kết trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk) với trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông là thị xã Gia Nghĩa theo Quốc lộ 14, đây là tuyến giao thông quan trọng trong giao lƣu kinh tế khu vực Tây Nguyên (kết nối H. Đắk Mil, H. Đắk Song, TX. Gia Nghĩa và H. Đắk R’Lấp). Đồng thời Cƣ Jút cũng là điểm nối tiếp với trung tâm huyện Krông Nô thông qua Tỉnh lộ 4. Địa hình huyện Cƣ Jút thấp dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. Trên địa bàn huyện có khu du lịch thác Trinh Nữ, du lịch hồ Trúc, khu du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpôk là địa danh nổi tiếng với hệ sinh thái đặc trƣng; tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch sinh thái.

Mặc dù vị trí nằm xa TX. Gia Nghĩa - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Đắk Nông, nhƣng do liền kề với TP. Buôn Ma Thuột - thành phố trung

tâm của vùng Tây Nguyên, nên Cƣ Jút có cơ hội đƣợc hƣởng sức lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội huyện.

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính thuộc huyện Cƣ Jút

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Thị trấn Ea T’Ling 2.234,70 3,10 2 Xã Đăk Wil 42.082,56 58,42 3 Xã Ea Pô 9.931,42 13,79 4 Xã Nam Dong 3.967,31 5,51 5 Xã Đăk D’rông 5.889,49 8,18 6 Xã Tâm Thắng 2.156,62 2,99 7 Xã Cƣ Knia 2.964,65 4,12 8 Xã Trúc Sơn 2.802,04 3,89

Tổng diện tích toàn huyện 72.028,79 100,00

(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2014)

b. Địa hình, khí hậu Địa hình

So với toàn tỉnh, Cƣ Jút là một trong những bình nguyên chuyển tiếp giữa cao nguyên Đắk Lắk và cao nguyên Đắk Mil, địa hình tƣơng đối bằng phẳng ít chia cắt, độ cao trung bình 400 - 450 m so với mực nƣớc biển.

Nằm giữa hai cao nguyên lớn là cao nguyên Đắk Nông - Đắk Mil, cao nguyên Buôn Ma Thuột và bình nguyên Ea Soup. Địa hình huyện Cƣ Jút thấp dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. Độ cao trung bình tại khu vực trung tâm huyện (phía Đông) 390 - 400 m, đỉnh cao nhất Yôk Chone cao 491 m, vùng núi thấp nhất giáp với xã Đắk Gằn - huyện Đắk Mil, khu vực giáp với Campuchia cao trung bình 300 - 320 m. Nhìn chung, huyện có các dạng địa hình chính sau:

+ Khu vực Đông - Đông Bắc bao gồm các xã Tâm Thắng, Ea Pô, Nam Dong, Cƣ Knia và TT. Ea T’ling là địa hình thuộc lƣu vực sông Serêpôk nên khá bằng phẳng với đồi bằng, lƣợn sóng, xen kẽ núi cao tạo nên các bình nguyên hẹp, địa hình nghiêng theo hƣớng Đông - Đông Bắc.

+ Khu vực phía Tây nằm trong địa giới xã Đắk Wil, Trúc Sơn, Đắk D’rông có địa hình bán sơn địa, khá chia cắt, hình thành nhiều núi cao và đồi bát úp, dộ dốc có xu thế thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc.

Nhìn chung, địa hình cơ bản của huyện là bình nguyên và cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và tập trung với sản lƣợng lớn phục vụ phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Bảng 2.2: Thống kê diện tích theo độ dốc

Cấp Tỉnh Đắk Nông Huyện Cƣ Jút Độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

<30 31.242,00 4,79 17.927,89 24,89 3-80 50.890,00 7,81 14.777,59 20,52 8-150 212.265,00 32,58 18.312,85 25,42 15-250 304.616,52 46,75 19.480,77 27,05 >250 35.317,00 5,42 218,08 0,30 Sông suối, ao hồ 17.231,00 2,64 1.311,62 1,82 Tổng diện tích 651.561,52 100,00 72.028,79 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Jút)

Địa hình có độ dốc <150, chiếm 70,83% DTTN (toàn tỉnh là 45,18% DTTN), thuận lợi cho sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó: độ dốc < 80 có 32.705,48ha (chiếm 45,41%), độ dốc 8-150

có 18.312,85ha (chiếm 25,42%); độ dốc > 150

có 19.698,85ha (chiếm 27,35% DTTN), phần diện tích có độ dốc này rất khó khăn trong việc sử dụng đất, trong đó: độ dốc 15-250

có tới 19.480,77ha (chiếm 27,05% DTTN).

Khí hậu

Là bình nguyên chuyển tiếp giữa hai cao nguyên Đắk Lắk - Đắk Mil, huyện Cƣ Jút nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chung của khí hậu Tây Nguyên nhiệt đới ẩm, nhƣng do sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trƣng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với nhiệt độ bình quân năm 240C. Nhiệt độ cao nhất trong năm 39oC và nhiệt độ thấp nhất trong năm 20oC, biên độ nhiệt ngày và đêm 10 - 150

C. Hƣớng gió thịnh hành mùa mƣa là Tây Nam, tốc độ 0,5m/s và mùa khô là Đông Bắc, tốc độ 4,5m/s. Tổng tích ôn lớn: 8.5000

C - 90000C, lƣợng bức xạ tổng cộng lý tƣởng 230-250 kCal/cm2/năm, số giờ nắng: 2.200 - 2.500 giờ/năm, số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng cao nhất vào các tháng ít mƣa (tháng 1, 2), thời gian ít nắng nhất vào các tháng mƣa nhiều (tháng 8, 9). Trong đó, có đến 7 tháng có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/tháng, năng lƣợng bức xạ cao, nên rất thích hợp cho các cây ƣa sáng đạt hiệu suất quang hợp cao, đây là lợi thế cho việc tăng năng suất cây trồng.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Cƣ Jút

Chỉ tiêu Tiểu vùng Ia Tiểu vùng Ib Đắk Wil Cầu 14

Nhiệt độ (oC)

Nhiệt độ bình quân năm 25,1 22,5

Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất 22,5 22,4

Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 27,7 27,2

Lƣợng mƣa năm (mm) 1.721 1.739

Độ ẩm không khí (%) bình quân/năm 78 82

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Jút)

Khí hậu ảnh hƣởng lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp là phân bố theo mùa rõ rệt, một năm có 2 mùa. Trong đó mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5

và kết thúc vào hết tháng 10, tập trung đến 90% lƣợng mƣa hàng năm, là thời gian phát triển mạnh các loại cây trồng và cũng là thời điểm lũ lụt vùng ven sông suối.

Số ngày trong mùa mƣa là 131 ngày/năm, với lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.937,9 mm (chiếm hơn 90% lƣợng mƣa cả năm), đây chính là thời gian canh tác an toàn cho kiểu sản xuất nhờ nƣớc trời mƣa, cũng là vụ sản xuất chính trong năm của nông nghiệp huyện Cƣ Jút. Do mƣa tập trung cƣờng độ lớn, để tránh thoái hóa đất nên xây dựng đồng ruộng hoàn chỉnh, tránh để nƣớc chảy tràn gia tăng quá trình rửa trôi, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhƣỡng làm bạc màu đất đai.

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể, kèm theo gió Đông Bắc tăng cƣờng bốc hơi nƣớc gây khô hạn, độ bốc hơi vào mùa mƣa 1 - 3 mm/ngày, mùa khô 1,53 - 3,35mm/ngày; hệ thực vật kém phát triển. Thực tế, ở những vùng chủ động nƣớc đây chính là thời gian canh tác cho hiệu quả cao; song quy mô sản xuất kiểu này ở huyện Cƣ Jút không lớn. Do nguồn nƣớc hạn chế nên đa phần canh tác màu và cây công nghiệp ngắn ngày không sản xuất vào mùa khô.

Lƣợng mƣa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, nó đã tạo ra 02 hệ thống sản xuất nông nghiệp chính, đó là:

- Hệ thống nông nghiệp có tƣới: Sản xuất nông nghiệp trong những vùng có khả năng cung cấp nƣớc tƣới, sản xuất diễn ra quanh năm bao gồm các cây nhƣ: Tiêu, cà phê, lúa nƣớc, lạc.

- Hệ thống nông nghiệp nhờ mƣa: Sản xuất nông nghiệp hoàn toàn dựa vào nƣớc mƣa bao gồm các cây nhƣ: Cao su, điều, một số cây ăn quả, lúa rẫy, khoai lang, bắp.

Huyện Cƣ Jút nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung khả năng cung cấp nƣớc tƣới cho nông nghiệp hiện tại cũng nhƣ lâu dài còn nhiều khó khăn, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đƣa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất trong điều kiện bị hạn chế bởi nƣớc tƣới.

c. Tài nguyên nước, Thủy văn

Nước mặt: Huyện Cƣ Jút có mạng lƣới sông khá dày với mật độ 0,4 - 0,6 km/km2 các sông suối trong vùng chủ yếu thuộc lƣu vực sông Sêrêpôk nên đã tạo ra hệ thống nƣớc mặt phong phú trên toàn vùng.

Phần lƣu vực sông Sêrêpôk qua huyện dài khoảng 40 km là đoạn đầu của hợp lƣu hai nhánh Krông Nô và Krông Na chảy dọc theo ranh giới phía đông huyện theo hƣớng Nam - Bắc, do kiến tạo địa chất phức tạp, dòng sông trở nên hẹp và độ dốc cao đã tạo thành nhiều ghềnh thác rất hùng vỹ, ngoạn mục (chảy từ cao độ 400m ở hợp lƣu xuống cao độ 100m ở biên giới Camphuchia) cùng với cảnh quan thiên nhiên tạo thành những điểm tham quan du lịch rất nổi tiếng nhƣ: thác Trinh Nữ, thác D’ray Sáp, thác Gia Long. Ngoài ra còn có rất nhiều các nhánh suối nhỏ phân bố phía Đông và Đông Nam nhƣ: Ea Gan, Đắk Gang, Ea Dier, Ea Mao, Đắk Rich,…

Lƣu lƣợng dòng chảy (Q) trên sông Sêrêpôk (trạm cầu 14): lớn nhất 1.850 m3/s.km2, nhỏ nhất 3,83 m3/s.km2, trung bình 25,5 m3/s.km2. Tổng lƣợng dòng chảy (W) đạt 6,8 triệu m3. Nƣớc mặt có độ tổng khoáng hoá nhỏ, phản ứng trung tính, sử dụng tốt trong nông nghiệp. Đối với các mục đích khác phải cần xử lý.

Ngoài ra, trên địa bàn hiện có nhiều hồ đập thuỷ lợi nhƣ: Hồ Trúc, Hồ Đắk D’Rông, Hồ Trúc Sơn, Đập Đắk Đier,… và các công trình thuỷ điện lớn nhƣ Sêrêpôk 3, Sêrêpôk 4 trên sông Sêrêpôk, D’ray H’Ling cùng với cảnh quan núi rừng tự nhiên, là ƣu thế để phát triển du lịch sinh thái và nuôi trồng thuỷ sản.

Nước ngầm: Nƣớc ngầm vùng Cƣ Jút thuộc tầng chứa nƣớc trầm tích phun trào Jura, phần lớn diện tích phân bố trầm tích này bị phủ bởi đá phun trào bazan, độ sâu từ 15 đến 50m. Tầng nƣớc này nhìn chung có mức độ chứa nƣớc không đồng đều từ nghèo đến trung bình. Theo kết quả thăm dò tìm kiếm nƣớc, vùng trung tâm huyện Cƣ Jút có thể khai thác nhà máy cấp nƣớc tập trung với quy mô nhỏ, tại vùng Trúc Sơn, lƣu lƣợng lỗ khoan (Xí nghiệp gạch Trúc Sơn) 1,1 l/s thƣờng cạn vào mùa khô, chất lƣợng kém có độ tổng khoáng hoá nhỏ, thƣờng bị nhiễm vôi và rỉ sắt.

Nguồn nước của các hồ đập: Hiện nay hồ Trúc Sơn, hồ Đắk D’rông,

hồ Cƣ Pƣ, hồ Buôn Buôr, hồ Tiểu Khu 839, hồ Đắk Dier, hồ Tiểu Khu 840, hồ Ea T’ling đã góp phần trị thủy, có khả năng cung cấp nƣớc tƣới cho hàng ngàn ha phục vụ vùng chuyên canh nhƣ: Cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả,… Ngoài ra trong huyện còn xây dựng hồ, đập dâng nƣớc nhỏ, có thể cung cấp nƣớc tƣới cho đất nông nghiệp.

d. Tài nguyên đất

Bảng 2.4: Phân bố các loại đất trên địa bàn huyện Cƣ Jút

TT Loại đất Diện tích

(ha) Phân bố Cây trồng

thích hợp

1 Đất xám 17.452,12 Đăk Wil, Trúc Sơn Cây CN ngắn ngày 2 Đất đen 10.688,45 Cƣ Knia, Đắk D’rông,

Đắk Wil Hồ tiêu, cao su

3 Đất vàng 41.307,61

Ea Tling,Tâm Thắng, Cƣ Knia, Nam Dong, Ea Pô, Đăk Wil

Cà phê, Cao su, Hồ tiêu

4 Đất dốc tụ 623,57 Rải rác Cây CN ngắn ngày

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Jút)

Tài nguyên đất đai là nguồn tài nguyên tự nhiên quý của loài ngƣời và có tính giới hạn về không gian. Thực chất của quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả. Muốn có một phƣơng án QHSDĐ tốt, điều trƣớc hết phải đánh giá tài nguyên đất (Land resources) một cách chắc chắn cả về số và chất lƣợng. Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhƣỡng (soil) mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai nhƣ: Chế độ nƣớc, địa hình, nền móng địa chất,... và khi đó nó hình thành đất đai (Land).

Trên bản đồ đất huyện Cƣ Jút tỷ lệ 1/25.000 có 6 nhóm đất, với 11 đơn vị bản đồ đất.

(1) Nhóm đất xám: Nhóm đất xám có diện tích 17.452,12 ha, chiếm 24,33% DTTN. Nó đƣợc hình thành trên mẫu chất cổ, thƣờng có thành phần cơ giới nhẹ, trong điều kiện nhiệt đới ẩm tạo điều kiện cho quá trình phá hủy khoáng sét, rữa trôi và tích tụ sét, còn lại là các cấp hạt cát ở tầng mặt có màu xám là chủ đạo. Trong phần này tính chất các đơn vị đất đƣợc trình bày theo các đá mẹ hình thành đất.

(2) Nhóm đất đen: Đất đen có 10.688,45 ha, chiếm 14,84% DTTN. Phân bố theo thứ tự độ cao: Trên cùng là đất nâu đỏ, tiếp theo là đất nâu thẫm và dƣới thung lũng là nhóm đất đen trên đá bazan.

- Đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ bazan: có diện tích 6.756,15 ha, chiếm 9,38% DTTN. Phân bố rãi rác ở các xã.

Thành phần cơ giới: có tầng đất mỏng.

Thành phần hóa học: Hàm lƣợng OM tổng số thấp (OM: 1,6-1,9%), các chất tổng số đều đạt trung bình đến khá, đất có phản ứng hơi chua.

Đất nâu thẫm trên đá bazan nhìn chung độ phì cao thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, bên cạnh đó cần phải chú trọng các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ tầng đất mặt.

- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: có diện tích 3.923,30 ha, chiếm 5,46% DTTN. Phân bố chủ yếu ở Cƣ Knia, Đắk D’rông, Đắk Wil.

Thành phần cơ giới: đất hình thành do sản phẩm bồi tụ của bazan, đất có màu đen hay đen xám, phẫu diện thƣờng có kết von đen

Tính chất hóa học: Đất có phản ứng hơi chua (pHKCl 4,5-4,7), OM tổng số khá cao 1,5-3%, đạm tổng số khá (0,1-0,15%), lân tổng số trung bình 0,3- 0,4%, lân dễ tiêu cũng khá 15-20mg/100g đất, kali tổng số khá 0,3-0,4%, kali dễ tiêu trung bình 12-15mg/100g đất, cation trao đổi giàu ở tầng mặt, càng xuống sâu càng giảm dần, hàm lƣợng Ca++

và Mg++ trung bình khoảng 10-20 ldl/100g đất.

(3) Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 41.307,61 ha, chiếm 57,35% DTTN. Nó đƣợc hình thành trên 03 đá mẹ khác nhau: đá macma, đá phiến sét và đá cát. Trong phần này tính chất các đơn vị đất đƣợc trình bày theo các đá mẹ hình thành đất.

- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: có diện tích 3.548,45 ha, chiếm tỷ lệ 4,93% DTTN. Phân bố chủ yếu ở Cƣ Knia, Nam Dong, Đắk D’rông, Ea Pô.

+ Về thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới từ thịt nặng, tầng đất khá dày.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)