Tạo vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 88 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Tạo vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Tăng vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế để đảm bảo vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vốn sản xuất của hộ nông dân để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện là một yêu cầu cấp thiết, nhất là trong điều kiện khả năng khai thác tiềm năng tự nhiên để mở rộng quy mô sản xuất và lợi thế về nguồn lao động với giá rẻ của địa phƣơng đang giảm dần. Trong những năm qua, vốn đầu tƣ cho nông nghiệp của địa phƣơng chủ yếu đƣợc huy động từ ngân sách nhà nƣớc, vốn của hộ gia đình nông dân và vốn tín dụng. Trong những năm tới, ngoài việc tiếp tục tăng vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, kể cả ngân sách Trung ƣơng, tỉnh và địa phƣơng, cần đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế, nhất là từ khu vực dân doanh bằng giải pháp chủ yếu sau:

- Mở rộng nguồn vốn đầu tƣ tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, đƣa hệ thống tín dụng khu vực nông thôn hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tiến hành cho vay theo dự án đầu tƣ, từng bƣớc giảm dần tín dụng ƣu đãi, tăng tín dụng với lãi suất linh hoạt theo diễn biến của thị trƣờng.

- Có cơ chế để các tổ chức chính trị - xã hội làm trung gian tín dụng, vì các tổ chức này không chỉ tổ chức cho vay đúng mục đích, đúng đối tƣợng, mà còn giúp các hộ vay vốn về kinh nghiệm và kiến thức sản xuất kinh doanh.

- Thúc đẩy mở rộng hình thức liên kết tay ba giữa “Doanh nghiệp - Tổ chức tín dụng - Nông dân” trong việc cho nông dân vay vốn sản xuất nhằm giảm bớt các thủ tục vay vốn còn đang bất cập.

- Tổ chức tốt mạng lƣới cho vay ngay tại khu vực dân cƣ, chú trọng những nơi kinh tế phát triển, nhất là ở thị trấn, các khu trung tâm xã để bảo đảm việc cho vay, thanh toán và hƣớng dẫn sử dụng vốn thuận lợi và hiệu quả.

- Tạo lập môi trƣờng để thúc đẩy các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tƣ của nông dân, nhất là vào các thời điểm bắt đầu vụ sản xuất và thu hoạch cao điểm.

- Tạo điều kiện đa dạng hóa các hình thức cho vay, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất thấp và thời gian phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tƣợng ngành nghề, trong đó ƣu tiên cho các nhóm ngành nghề mà huyện có chủ trƣơng khuyến khích phát triển, nhất là các cây trồng, vật nuôi nằm trong các vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Tạo khung khổ pháp lý, chính sách để các tổ chức tài chính - tín dụng mở rộng tài trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trong nông nghiệp, nông thôn dƣới hình thức cho thuê tài chính nhằm giảm bớt khó khăn về tài sản thế chấp, khuyến khích ngƣời vay đầu tƣ máy móc và công nghệ tiên tiến, đồng thời hạn chế rủi ro đối với ngƣời cho vay.

- Khuyến khích nông dân tiêu dùng tiết kiệm, tăng tích lũy vốn đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp thông qua thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập, nhất là đối với các hộ nghèo.

- Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân theo phƣơng thức ứng vốn trƣớc, thu hồi sản phẩm sau;

từng bƣớc mở rộng hình thức liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua các hình thức góp vốn bằng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất và hợp đồng sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Thực hiện có hiệu quả phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để tăng khả năng huy động vốn trong dân.

- Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Các ngành và các xã, thị trấn sớm tiến hành lập các dự án đầu tƣ xây dựng các tiểu vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, nhất là các tiểu vùng sản xuất nguyên liệu chế biến.

- Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục quản lý đầu tƣ, nhất là thủ tục cấp và giao đất; giảm tiền thuê đất và miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp cao hơn so với các lĩnh vực khác.

- Tăng cƣờng liên kết, liên doanh giữa các huyện trong tỉnh và với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

Tăng cường xúc tiến các chương trình hợp tác và tranh thủ các nguồn đầu tư, kể cả nguồn vốn tài trợ vào lĩnh vực sản xuất nông

nghiệp thông qua một số giải pháp cơ bản sau đây:

- Sớm xây dựng danh mục các chƣơng trình, dự án kêu gọi đầu tƣ có tính khả thi cao kèm theo hệ thống chính sách khuyến khích đầu tƣ cụ thể. Các lĩnh vực ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ, bao gồm: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, sản xuất và cung ứng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và công nghiệp chế biến.

- Đổi mới phƣơng thức vận động, xúc tiến đầu tƣ, vì các huyện trong tỉnh Đăk Nông có tiềm năng và lợi thế gần nhƣ giống nhau, nếu nhƣ từng huyện nỗ lực vận động, xúc tiến đầu tƣ thì hiệu quả mang lại sẽ không cao, mà cần phải có sự liên kết, hợp tác xây dựng, quảng bá sâu rộng hình ảnh chung về môi trƣờng đầu tƣ của toàn tỉnh và từng lĩnh vực ƣu tiên thu hút đầu tƣ.

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo sự thống nhất, đồng bộ từ Trung ƣơng, tỉnh và xuống địa phƣơng.

- Chú trọng công tác cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ và nhu cầu sử dụng lực lƣợng lao động có tay nghề của các doanh nghiệp.

Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới cơ cấu vốn đầu tƣ theo hƣớng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tƣ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tƣ gián tiếp từ hệ thống tín dụng và các nguồn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ bằng các giải pháp cụ thể sau:

- Đối với ngân sách nhà nƣớc: Rà soát, loại bỏ các công trình dự kiến đầu tƣ kém hiệu quả, tập trung đầu tƣ cho các công trình mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế ít tham gia đầu tƣ nhƣ: Đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến, kho chứa, các chợ trung tâm buôn bán nông sản và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, giao thông, điện) đối với các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đầu tƣ hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mua sắm máy móc

phục vụ cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng nông sản, trong đó ƣu tiên cho lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và cung ứng giống, công nghệ thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

- Đối với hộ gia đình và kinh tế tập thể: Vốn đầu tƣ từ khu vực hộ gia đình và kinh tế tập thể trong thời gian qua chủ yếu tập trung cho chi phí sản xuất hàng năm. Hƣớng tới, khuyến khích hộ gia đình và các hợp tác xã tăng đầu tƣ mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và sơ chế nông sản hàng hóa; tham gia đầu tƣ, quản lý, vận hành và khai thác các công trình cung cấp điện, giao thông, thủy lợi ở quy mô vừa và nhỏ phù hợp với năng lực tổ chức và trình độ quản lý; hỗ trợ hộ gia đình và hợp tác xã xây dựng phƣơng án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng vốn và trình độ quản lý vốn; nâng cao trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh và nghiệp vụ quản lý vốn cho cán bộ hợp tác xã và chủ hộ; tăng cƣờng hoạt động tín dụng trong hợp tác xã để huy động vốn nhàn rỗi của xã viên cho đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích các hộ có quy mô sản xuất lớn, có đủ năng lực về vốn thành lập doanh nghiệp, các hộ còn lại hùn vốn vào hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)