CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Các dự báo

- Dự báo về biến đổi môi trƣờng: Biến đổi khí hậu làm giảm sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm của Việt Nam và trên thế giới.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 2 - 3o

C, tổng lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa mùa mƣa tăng, trong khi đó lƣợng mƣa mùa khô lại giảm, mực nƣớc biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng ven biển, 5% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 7 - 9% dân số thế giới bị ảnh hƣởng trực tiếp và tổn thất khoảng 8% GDP của thế giới. Tác động của biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của thế giới.

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lƣơng thực và phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nƣớc biển dâng; tác động lớn đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.

- Dự báo về thị trƣờng: Theo dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển. Các nền kinh tế mới phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ tác động mạnh đến thị trƣờng thế giới. Thu nhập và dân số ở các nƣớc này tăng sẽ làm tăng mạnh nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, đồng thời nhu cầu thực phẩm chất lƣợng cao, nông sản thực phẩm an toàn cũng ngày càng tăng

3.1.2. Mục tiêu và chiến lƣợc phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông nói chung và huyện Cƣ Jút nói riêng tỉnh Đăk Nông nói chung và huyện Cƣ Jút nói riêng

a. Mục tiêu

(1) Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững.

- Bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực trong tỉnh.

- Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch.

- Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nâng cao trình độ dân trí, giác ngộ chính trị, trình độ sản xuất, kỹ thuật canh tác cho nông dân để làm chủ nông thôn mới.

- Thực hiện tốt các tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát tiển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội, môi sinh, môi trƣờng đƣợc đảm bảo.

(2) Mục tiêu đến năm 2020

- Xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

- Tốc độ tăng trƣởng ngành nông - lâm nghiệp đạt 5,15%; giá trị sản xuất bình quân đạt trên 80 triệu đồng/1ha đất canh tác; tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản đạt 12% trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; lƣơng thực bình quân đầu ngƣời trên 600kg.

(3) Định hướng đến 2030

- Nền nông nghiệp của tỉnh cơ bản hình thành và phát triển theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao, góp phần vào việc đƣa tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt mức bình quân chung cả nƣớc, tạo tiền đề cơ bản để phát triển toàn diện và bền vững theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp đạt 5%; giá trị sản xuất bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha đất canh tác; chăn nuôi cơ bản chuyển sang phƣơng thức trang trại, công nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản đạt trên 20% trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; thu nhập kinh tế hộ gấp 4-5 lần năm 2010.

b. Chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Nông nói chung và huyện Cư Jút nói riêng

Quan điểm, đƣờng lối phát triển nông nghiệp, nông thôn cả nƣớc giai đoạn 2010 - 2015 đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ:

Đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản

xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phƣơng. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hƣớng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Đăk Nông về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2010- 2015 và định hƣớng đến năm 2020

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao, đảm bảo an ninh lƣơng thực và vệ sinh môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực trong tỉnh. Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao trình độ dân trí, giác ngộ chính trị, trình độ sản xuất, kỹ thuật canh tác cho nông dân để làm chủ nông thôn mới. Thực hiện tốt các tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát tiển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội, môi sinh, môi trƣờng đƣợc đảm bảo.

Trong bối cảnh trong nƣớc, quốc tế nêu trên và với quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, định hƣớng phát triển

nông nghiệp huyện Cƣ Jút giai đoạn từ nay đến năm 2020 đƣợc xác định nhƣ sau:

- Xây dựng nông nghiệp huyện Cƣ Jút trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, có năng suất và chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; phát triển ổn định, bền vững, đủ sức hội nhập với khu vực và quốc tế.

- Xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hƣớng về xuất khẩu, song song với phát triển thị trƣờng nội địa. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là Đậu phụng; đậu nành đóng gói, cà phê thành phẩm, đƣờng tinh chế, sản phẩm mủ cao su.

- Xây dựng nông nghiệp Cƣ Jút trở thành nền nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, thân thiện với môi trƣờng.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá.

- Phát triển nông nghiệp, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…), đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất canh tác.

- Tốc độ tăng trƣởng GDP ngành nông, ngƣ nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,15%.

- Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt xuống còn 78,8%, tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 7,2% và dịch vụ nông nghiệp đạt 14%.

- Tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp lên trên 80 triệu đồng.

3.1.3. Quan điểm, phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Cƣ Jút trong tƣơng lai địa bàn huyện Cƣ Jút trong tƣơng lai

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, tình hình trong nƣớc và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút đúng hƣớng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực để thực hiện mục tiêu phát triển đã xác định. Với tinh thần đó, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút dựa trên quan điểm và theo phƣơng hƣớng sau:

Về quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút phải xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng để phát triển các nông sản có khả năng cạnh tranh cao hƣớng về xuất khẩu, nhằm đạt tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững, gia tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đảm bảo tiếp tục giữ vững vai trò về sản xuất lƣơng thực, thực phẩm phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế hơn hẳn về đất đai, nguồn nƣớc và lao động, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải tạo thuận lợi và phát huy đƣợc vai trò tự chủ của mọi chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, nhất là vai trò của các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các trang trại, nhằm tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện phải coi trọng đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết là công nghệ sinh học, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an toàn cho sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, phòng chống thiên tai và phát triển bền vững.

Về phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang những cây, con có năng suất, chất lƣợng và giá trị cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tốc độ đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh, một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nhƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng khu công nghiệp…

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với chuyển vụ và đa dạng hoá nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, đặc biệt là các loại rau, màu theo hƣớng an toàn và bền vững môi trƣờng. Hƣớng điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành là giảm dần diện tích canh tác cây màu; mở rộng quy mô diện tích công nghiệp.

b. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Cư Jút trong tương lai

- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia xúc tập trung theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp (bò thịt), đẩy nhanh Sind hoá đàn bò tại các xã Nam Dong, Đăk Wil, Đăk Drông, Cƣ Knia. Đồng thời phát triển mạnh ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn heo. Xây dựng vùng lồng bè chăn nuôi

thuỷ sản trên các lòng hồ thủy điện Sêrêpốk 3, Sêrêpốk 4, và các hồ đập lớn tại các xã Ea Pô, Nam Dong, Cƣ Knia, Đăk Drông.

- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lƣợng cao (AC5, RVT…) gắn với việc hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy trình khép kín các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở các xã Cƣ Knia, Đăk Drông. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh cây Ngô để cung cấp nguyên liệu cho công ty thức ăn gia xúc MJ (Hàn Quốc) tại các xã Đăk Wil, Ea Pô, vùng chuyên canh cây Đậu nành để cung cấp nguyên liệu cho công ty Vinasoy tại xã Nam Dong.

- Quy hoạch vùng trồng Ca phê chuyên canh tại thị trấn Ea Tling và xã Tâm Thắng; xây dựng tổ liên kết, hợp tác để sản xuất tập trung, chuyển đổi diện tích đã trồng hồ tiêu, cà phê nhỏ lẻ, ngoài quy hoạch, không phù hợp (đất, nƣớc, địa hình) sang cây trồng khác.

- Chuyển đổi diện tích đất lúa 1 vụ sang trồng cây trồng khác (có thể trồng cỏ nuôi bò). Tập trung trồng lúa chất lƣợng cao ở các cánh đồng lúa 2 vụ, sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, thành lập tổ hợp tác trồng lúa, liên kết với doanh nghiệp tạo chuỗi giá trị sản xuất và bao tiêu sản phẩm

- Đẩy mạnh liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm, thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, hoặc dồn điền, đổi thửa để sản xuất quy mô cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hoa, tự động hóa trong sản xuất đối với cây ngô và cây đậu phụng, đậu nành.

- Tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau an toàn, hoa và cây cảnh, cây dƣợc liệu, đối với loại cây này bắt buộc phải liên doanh liên kết trong sản xuất (tổ hợp tác); vì chỉ có tổ hợp tác thì mới thực hiện đƣợc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hạ đƣợc giá thành đầu vào và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

- Tập trung phát triển chăn nuôi, nhất là trâu, bò, heo, gà …theo quy mô tập trung, làm sao đƣa tỷ trọng ngành chăn nuôi trên 35% trong ngành nông nghiệp thì mới đảm bảo nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CƢ JÚT 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

- Phát triển các ngành sản xuất nông - lâm - thủy sản một cách toàn diện trên cơ sở tập trung khai thác các lợi thế so sánh.

- Tạo thế cân bằng và vững chắc giữa nông nghiệp - lâm nghiệp; giữa trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệ với công nghiệp chế biến.

- Phát triển các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, tiến hành song song với phát triển nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH.

- Xây dựng nền sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và có tính cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

- Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lƣợng sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn.

- Nhà nƣớc cần tạo điều kiện để không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế trong các trang trại.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)