6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Quan điểm, phƣơng hƣớngchuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
địa bàn huyện Cƣ Jút trong tƣơng lai
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, tình hình trong nƣớc và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút đúng hƣớng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực để thực hiện mục tiêu phát triển đã xác định. Với tinh thần đó, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút dựa trên quan điểm và theo phƣơng hƣớng sau:
Về quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút phải xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng để phát triển các nông sản có khả năng cạnh tranh cao hƣớng về xuất khẩu, nhằm đạt tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững, gia tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đảm bảo tiếp tục giữ vững vai trò về sản xuất lƣơng thực, thực phẩm phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế hơn hẳn về đất đai, nguồn nƣớc và lao động, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải tạo thuận lợi và phát huy đƣợc vai trò tự chủ của mọi chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, nhất là vai trò của các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các trang trại, nhằm tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện phải coi trọng đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trƣớc hết là công nghệ sinh học, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an toàn cho sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, phòng chống thiên tai và phát triển bền vững.
Về phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang những cây, con có năng suất, chất lƣợng và giá trị cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tốc độ đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh, một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nhƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng khu công nghiệp…
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với chuyển vụ và đa dạng hoá nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, đặc biệt là các loại rau, màu theo hƣớng an toàn và bền vững môi trƣờng. Hƣớng điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành là giảm dần diện tích canh tác cây màu; mở rộng quy mô diện tích công nghiệp.
b. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Cư Jút trong tương lai
- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia xúc tập trung theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp (bò thịt), đẩy nhanh Sind hoá đàn bò tại các xã Nam Dong, Đăk Wil, Đăk Drông, Cƣ Knia. Đồng thời phát triển mạnh ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn heo. Xây dựng vùng lồng bè chăn nuôi
thuỷ sản trên các lòng hồ thủy điện Sêrêpốk 3, Sêrêpốk 4, và các hồ đập lớn tại các xã Ea Pô, Nam Dong, Cƣ Knia, Đăk Drông.
- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lƣợng cao (AC5, RVT…) gắn với việc hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy trình khép kín các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở các xã Cƣ Knia, Đăk Drông. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh cây Ngô để cung cấp nguyên liệu cho công ty thức ăn gia xúc MJ (Hàn Quốc) tại các xã Đăk Wil, Ea Pô, vùng chuyên canh cây Đậu nành để cung cấp nguyên liệu cho công ty Vinasoy tại xã Nam Dong.
- Quy hoạch vùng trồng Ca phê chuyên canh tại thị trấn Ea Tling và xã Tâm Thắng; xây dựng tổ liên kết, hợp tác để sản xuất tập trung, chuyển đổi diện tích đã trồng hồ tiêu, cà phê nhỏ lẻ, ngoài quy hoạch, không phù hợp (đất, nƣớc, địa hình) sang cây trồng khác.
- Chuyển đổi diện tích đất lúa 1 vụ sang trồng cây trồng khác (có thể trồng cỏ nuôi bò). Tập trung trồng lúa chất lƣợng cao ở các cánh đồng lúa 2 vụ, sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, thành lập tổ hợp tác trồng lúa, liên kết với doanh nghiệp tạo chuỗi giá trị sản xuất và bao tiêu sản phẩm
- Đẩy mạnh liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm, thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, hoặc dồn điền, đổi thửa để sản xuất quy mô cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hoa, tự động hóa trong sản xuất đối với cây ngô và cây đậu phụng, đậu nành.
- Tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau an toàn, hoa và cây cảnh, cây dƣợc liệu, đối với loại cây này bắt buộc phải liên doanh liên kết trong sản xuất (tổ hợp tác); vì chỉ có tổ hợp tác thì mới thực hiện đƣợc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hạ đƣợc giá thành đầu vào và ổn định đầu ra cho sản phẩm.
- Tập trung phát triển chăn nuôi, nhất là trâu, bò, heo, gà …theo quy mô tập trung, làm sao đƣa tỷ trọng ngành chăn nuôi trên 35% trong ngành nông nghiệp thì mới đảm bảo nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt.