6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Trình độ dân trí, trình độ canh tác của nông dân nhìn chung còn thấp: Trình độ văn hoá của ngƣời nông dân còn thấp. Tƣ duy bảo thủ, lạc hậu, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm vẫn còn ở nhiều hộ gia đình nông dân. Nhận thức của nông dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn hạn chế.
- Những bất cập của lực lƣợng lao động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp: Lực lƣợng lao động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tuy đông nhƣng vẫn thiếu những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, thiếu các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia có tri thức và kinh nghiệm quản lí kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những bất lợi đặc biệt lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cƣ Jút trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.
- Những tác động bất lợi từ thị trƣờng: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên địa bàn, nhất là thị trƣờng tiêu thụ nông sản và hàng tiêu
dùng, chƣa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. Thị trƣờng tại chỗ kém phát triển đã hạn chế sự giao lƣu kinh tế giữa các địa phƣơng trong tỉnh với nhau và với các địa phƣơng khác ngoài tỉnh. Từ đó, thu nhập của dân cƣ nông thôn thấp, sức mua hạn chế, sự cạnh tranh trong sản xuất, tiêu dùng chƣa cao nên động lực kích thích sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chƣa mạnh.
- Các cấp, các ngành trong huyện còn tƣ duy của kinh tế nhỏ lẻ, chƣa thật sự sâu sát với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng: Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp dựa trên mục tiêu chiến lƣợc chung chƣa thật cụ thể, còn thụ động trƣớc kế hoạch do cấp trên đặt ra. Việc bố trí cơ cấu mùa vụ để tránh thiên tai, chuyển sang các vụ khác có năng suất cao hoặc sang cây khác có hiệu quả cao hơn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chƣa đƣợc làm triệt để. Những quy định hiện hành về mức hạn điền gây trở ngại cho quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện… trên địa bàn huyện còn yếu kém. Do vậy, ngƣời nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, Tuyến đƣờng liên xã từ trung tâm huyện đi các xã Cƣ Knia, Đăk Drông hƣ hỏng xuống cấp trầm trọng gây chở ngại lớn cho việc đi lại cũng nhƣ vận chuyển hang hóa của ngƣời dân gặp rất nhiều khó khăn.
- Tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp: Nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích luỹ trong nông dân hạn chế. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chƣa
đƣợc huy động tối đa do phƣơng thức huy động chƣa phù hợp và thiếu linh hoạt. Ngƣời nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, thiếu tài sản thế chấp, hơn nữa thời gian và lƣợng vốn đƣợc vay chƣa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi.
- Nguyên nhân do thiên tai: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, hạn hán, cháy rừng.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT