6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế liên quan để đẩy
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hƣớng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm thực hiện đúng các cam kết của Việt Nam với các tổ chức hợp tác kinh tế, thƣơng mại khu vực và quốc tế, thúc đẩy ngành nông nghiệp hội nhập có hiệu quả, các chính sách phát triển nông nghiệp ở phạm vi cả nƣớc nói chung và của các địa phƣơng nói riêng cần đƣợc hoàn thiện theo các hƣớng chủ yếu sau đây:
- Tăng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nƣớc cho phát triển nông nghiệp. Hiện tại mức hỗ trợ còn thấp so với mức cam kết khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, để có thể tăng mức hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, tất cả các chính sách hỗ trợ phải đƣợc xây dựng thành các chƣơng trình của Chính phủ, khi cần thiết sẽ triển khai áp dụng.
- Soát xét, điều chỉnh kịp thời những chính sách không còn phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết, nhất là các chính sách can thiệp trực tiếp làm bóp méo thị trƣờng nông sản (nhƣ chính sách trợ giá, trợ cấp khi giá cả biến động; hỗ trợ tín dụng ƣu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển cho các dự án
lớn về chế biến hàng xuất khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu...) theo hai hƣớng căn bản là: Xây dựng các chƣơng trình thu mua nông sản can thiệp thị trƣờng để khi cần thiết sẽ sử dụng và chuyển các hình thức hỗ trợ xuất khẩu sang các hình thức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, ƣu đãi cƣớc phí vận tải khi cần thiết.
- Nâng mức hỗ trợ lên cao hơn hiện nay đối với các chính sách hỗ trợ phù hợp, bao gồm: đầu tƣ, hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khuyến nông, bảo vệ thực vật và thú y, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; công nghệ sinh học, giống cây trồng và vật nuôi; đầu tƣ ƣu đãi cho một số ngành hàng cạnh tranh yếu theo quy định.
- Nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình phát triển đảm bảo sự bình đẳng giữa các ngành, bao gồm: Chƣơng trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng sâu, vùng xa; chƣơng trình hỗ trợ tín dụng ƣu đãi phát triển các vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản...
- Đổi mới kinh tế hợp tác, đề cao vai trò của kinh tế hộ gia đình. Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc trong nông nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân ở nông thôn.
- Đổi mới chính sách đất đai nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, giảm bớt lao động trong nông nghiệp để chuyển sang phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Đổi mới chính sách huy động các khoản đóng góp của nông dân, kiên quyết bãi bỏ những khoản thu bất hợp pháp.
Cùng với đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói trên, cần kiện toàn công tác quản lý nhà nƣớc các cấp, các
ngành từ huyện đến xã, thị trấn, phát huy dân chủ rộng rãi trong các lĩnh vực có liên quan đến lợi ích của dân với phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Chính sách về phát triển các thành phần kinh tế
- Khuyến khích phát triển kinh tế nông hộ và trang trại. - Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
- Các thành phần kinh tế tham gia vào khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu nông sản.
Chính sách về đất đai
- Cần có chính sách sử dụng tiết kiệm hợp lý đất đai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo duy trì độ màu mỡ cũng nhƣ giá trị sử dụng của nó ngày càng đƣợc nâng cao.
- Có chính sách bằng thuế, đầu tƣ… để khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ khai thác các vùng đất trống, đất hoang hóa.
- Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai theo luật để kiểm soát các biến động về đất đai.
- Sớm hoàn thành việc giao đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài cho hộ nông dân, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất.
- Các tổ chức, cá nhân không phải nông dân có quyền đƣợc thuê đất để tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp.
3.2.7. Giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lực lƣợng lao động phổ thông đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp