ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 73 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ,

NGUYÊN NHÂN CÁC HẠN CHẾ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CƢ JÚT TRONG GIAN ĐOẠN 2010 - 2015

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế của huyện phát triển với tốc độ tăng trƣởng bình quân 10,2%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời không ngừng tăng lên, năm 2010 là 14,3 triệu đồng, đến năm 2014 đạt 16,7 triệu đồng; Tỷ trọng khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ năm 2010 lần lƣợt là 35,1%, 37,1%, 27,8%, đến năm 2014 là 27,8%, 35,8%, 33,7%.

Trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, diện tích gieo trồng tăng 3,5%, hệ số vòng quay của đất tăng lên, đạt 2,07 lần.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tƣơng đối phù hợp với 3 vùng sinh thái: Bƣớc đầu đã khai thác đƣợc tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, đang dần dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tƣơng đối tập trung nhƣ vùng sản xuất cà phê; tiêu; cao su, vùng sản cây công nghiệp ngắn ngày, từng bƣớc phá thế độc canh cây công nghiệp ngắn ngày, tăng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi và thủy sản.

Các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đều đƣợc đổi mới: Kinh tế nhà nƣớc có sự đổi mới phƣơng thức hoạt động để phù hợp cơ chế mới, đã có những đơn vị thích nghi và đứng vững, tiếp tục đóng vai trò chủ đạo cho nền kinh tế. Các hợp tác xã có bƣớc chuyển đổi, một số hợp tác xã tổ chức tốt dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều hộ làm ăn giỏi có thu nhập cao, đời sống ổn định, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Xuất hiện những mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả có thể nhân rộng sang các vùng khác.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã diễn ra theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ:Đây là sự chuyển dịch đúng hƣớng, hợp quy luật, thiết thực tham gia vào tiến trình CNH, HĐH của huyện, của tỉnh và của đất nƣớc. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ở nông thôn bƣớc đầu đã hình thành và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói) và phát triển các ngành nghề thủ công, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống nông thôn. Mặc dù tỷ trọng còn thấp, nhƣng điều đó đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tiến bộ.

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cƣ Jút cũng bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, tốc độ đa dạng hóa sản phẩm trong nội bộ ngành diễn ra không cao, trồng trọt và cây lúa đang chiếm tỷ trọng lớn. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong đó sản xuất lƣơng thực chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp, chiếm 13 – 17%. Với cơ cấu sản xuất nhƣ vậy nên tỷ suất hàng hóa của ngành nông nghiệp Cƣ Jút còn thấp.

Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chủ yếu diễn ra trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lao động tăng chậm hơn so với tăng trƣởng giá trị sản xuất. Điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện còn đang trong giai đoạn chuyển dịch theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng đất đai và lao động, hiệu quả và tác động của khoa học và công nghệ vào sản xuất chƣa cao.

Chƣa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Chăn nuôi còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu ở hộ gia đình, và vẫn còn theo tập quán nuôi tận dụng phụ phẩm, chƣa coi chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm chƣa cao, nhất là chƣa đạt tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên giá trị kinh tế thấp.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhƣng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Các hợp tác xã nhìn chung còn yếu kém, chƣa làm tốt công tác dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình mặc dù đƣợc thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lƣợng chủ yếu làm ra của cải vật chất, song quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp kém… nên khó cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)