6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a. Lợi thế
- Đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Nông, huyện Cƣ Jút đã có những bƣớc đột phá quan trọng có tính chiến lƣợc cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là sự hình thành Khu công nghiệp Tâm Thắng, tạo điều kiện để phát triển thị trƣờng nông sản, thu hút lao động địa phƣơng, giải quyết công ăn việc làm…; Công trình thủy điện Sêrêpôk3 với tổng công suất hai tổ máy là 220 MW và Sêrêpôk 4 đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng sẽ đem lại nguồn năng lƣợng dồi dào, phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp…
- Sự đa dạng về văn hóa và lợi thế về nguồn lao động trẻ, dồi dào: Cƣ Jút là huyện có nhiều sắc tộc tuy số lƣợng không nhiều nhƣng đây là nét đặc trƣng riêng với những nền văn hóa khác nhau, tạo nên sự đa dạng về văn hóa. Với trên 97 ngàn dân và nguồn lao động dồi dào, là nguồn nhân lực cung cấp cho xây dựng và phát triển khu du lịch đang đƣợc triển khai và quy hoạch.
b. Cơ hội
Nƣớc ta đã trở thành thành viên của WTO, theo đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, môi trƣờng hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế sẽ đem lại cho Đắk Nông cũng nhƣ huyện Cƣ Jút nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trƣờng để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của huyện.
Vị trí địa lý và tài nguyên thuận lợi, tuy phát triển chƣa đạt nhƣ mong muốn song đã đạt đƣợc những thành tựu và tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm bƣớc đầu; hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở khu trung tâm huyện đang đƣợc đầu tƣ theo hƣớng hiện đại; cơ cấu kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng
công nghiệp hóa, thị trƣờng ngày càng phát triển đa dạng. Đó là nền tảng và cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
c. Hạn chế, khó khăn và thách thức
Hiện nay, Cƣ Jút nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung mới đƣợc thành lập còn nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển chung của huyện nhƣ: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí còn bất cập với định hƣớng phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ, đời sống nhân dân tuy có đƣợc nâng cao nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chung của một huyện. Xuất phát điểm phát triển thấp, quy mô nền kinh tế và tích lũy đầu tƣ từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhỏ so với yêu cầu huy động đầu tƣ cho phát triển, đẩy nhanh CNH-HĐH.
- Hiện nay giao lƣu của huyện với các nơi khác chủ yếu qua Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 4; kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông các trục lộ, hạ tầng cấp nƣớc, thoát nƣớc, hạ tầng kỹ thuật đô thị mặc dù đã đƣợc ƣu tiên đầu tƣ trong thời kỳ vừa qua nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế của huyện.
- Lực lƣợng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, lao động chủ yếu là lao động thủ công, tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn nhỏ, chƣa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp quy mô lớn và hiện đại.
- Việc phân bố các điểm dân cƣ nhiều nơi trên địa bàn huyện vẫn còn mang tính tự phát. Một số điểm dân cƣ tập trung chủ yếu gần đƣờng giao thông nông thôn để tiện cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa. Một số điểm khác đƣợc hình thành do tập quán lao động, sản xuất hay phân bố theo cộng đồng dân tộc... Điều này gây khó khăn cho công tác xã hội nhƣ tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động ngƣời dân chấp hành các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, của Nhà nƣớc,... gây khó khăn trong công tác giáo dục, cũng nhƣ công quy hoạch sử dụng đất;...
- Cƣ Jút có 20 km đƣờng biên giới Campuchia, nên có nhiệm vụ to lớn trong việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Cần thiết phải dành một số diện tích đất để bố trí các trụ sở quốc phòng, an ninh và ƣu tiên bố trí những địa thế tự nhiên thuận lợi cho mục đích này. Đồng thời gắn liền các cơ sở kinh tế, hạ tầng và khu dân cƣ, tạo nên hậu phƣơng vững chắc cho tuyến phòng thủ. Điều này sẽ không tránh khỏi việc làm mất đi diện tích đất nông nghiệp.