Phân tích môi trƣờng marketing

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh ngũ hành sơn (Trang 54 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1 Phân tích môi trƣờng marketing

a. P â tí mô tr vĩ mô

 Tình hình kinh tế xã hội

Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phƣơng thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bƣớc ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc trong năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, của toàn quân và toàn dân ta. Cụ thể:

- Năm 2013 kết thúc với với tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ƣớc tính tăng 5,42% so với năm 2012.

- Về cơ cấu quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực dịch vụ chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng.

- Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012.

- Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ƣớc đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trƣớc.

- Theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách Nhà nƣớc năm 2013 ƣớc tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng trong khi tổng thu ngân sách Nhà nƣớc ƣớc tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng.

- Tăng trƣởng tín dụng tăng 8,83% so với 2012 và cao hơn mức tăng của năm 2012 nhƣng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là khoảng 12%.

Hình 2.1: Tình hình tăng trƣởng tín dụng năm 2013

Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, tốc độ gia tăng nợ xấu bình quân trong 10 tháng đầu năm 2013 là 2,38%/tháng, giảm so với tốc độ tăng bình quân 3,91%/tháng trong năm 2012 và giảm mạnh so với tốc độ tăng bình quân 6,35%/tháng trong 10 tháng đầu năm 2012.

Tổng số nợ xấu đã đƣợc xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro và đƣa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013 là 105,9 nghìn tỷ đồng (trong đó năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 10 tháng đầu năm 2013 là 36,7 nghìn tỷ đồng).

Về tình hình kinh tế Thành phố Đà Nẵng tính trong năm 2013: Năm 2013 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ thành phố và kế hoạch 5 năm 2011-2015. Trong bối cảnh, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm và phục hồi chậm; thiên tai, bão lụt gây thiệt hại nặng nề và nhiều khó khăn phát sinh ngoài dự kiến đã ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng. Thành phố đã chỉ đạo giải quyết tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc của nhiều doanh nghiệp, nhất là các ngành, các doanh nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách và tạo nguồn thu bền vững cho thành phố; định kỳ gặp mặt động viên, chỉ đạo các ngành chức năng xem xét hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tìm kiếm thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho, miễn, giảm, gia hạn thuế cho doanh nghiệp; hình thành Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với các chính sách hỗ trợ cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, kinh tế thành phố tiếp tục giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 của thành phố Đà Nẵng ƣớc đạt 41.570 tỷ đồng, tăng 8,11% so cùng kỳ năm 2012 (Nghị quyết HĐND tăng 9,5-10%). Trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,80%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,62%; khu vực dịch vụ tăng 11,05% so với năm

2012 và thuế sản phẩm tăng 3,99% so với cùng kỳ năm trƣớc. Năm 2013, GRDP tăng 8,11% thì vai trò ngành dịch vụ đóng góp tăng trƣởng 6,17% GRDP, công nghiệp đóng góp tăng trƣởng 2,08%; xâydựng ảnh hƣởng giảm 0,6% GRDP, nông lâm thủy sản chỉ đóng góp tăng 0,07% GRDP, thuế sản phẩm đóng góp tăng trƣởng 0,39% GRDP.

- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 so năm 2012 tăng 8,34%, mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng bình quân của cùng kỳ năm trƣớc ( năm 2012 so năm 2011 tăng 9,18%). Chỉ số giá phần lớn các nhóm hàng giảm so với chỉ số giá chung bình quân cùng kỳ. Những nhóm hàng tăng khá cao so với mức tăng bình quân chung nhƣ: nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 72,32%; nhóm giáo dục tăng 15,37%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 9,46%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng lƣơng thực giảm 2,12%, nhóm bƣu chính viễn thông giảm 0,7% so cùng kỳ năm trƣớc.

 Môi trƣờng chính trị pháp luật

Đây là yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tại Việt Nam, chính phủ vận dụng ngân hàng nhà nƣớc để thực hiện các chính sách của quốc gia. Do đó, những quyết định về lãi suất, về tỷ lệ dự trữ bắt hay việc tham gia thị trƣờng mở của các ngân hàng TMCP đều có sự chi phối và quyết định từ ngân hàng nhà nƣớc, chính phủ. Hệ thống pháp lý điều chỉnh, tổ chức hoạt động của hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm Luật ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng và các hƣớng dẫn chi tiết thi hành hai luật nói trên.

Ngân hàng nhà nƣớc là cơ quan có chức năng chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nƣớc, một trong các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ là chính sách về lãi suất. Đây là chính sách ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ

chức tín dụng là một chức năng quan trọng của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thông qua các quy định về bảo đảm tiền vay, giới hạn cho vay, bảo lãnh…; quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhƣ quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay, quá trình thẩm định trƣớc, trong và sau khi vay; các yêu cầu về tỉ lệ , khả năng chi trả, yêu cầu đủ vốn. Ngân hàng nhà nƣớc cũng thƣờng xuyên bổ sung, sửa đổi các quy định trên.

Nghị định số 187/2000/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay và luật đất đai sửa đổi

Nghị định 178/199 NĐ/CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, quy định rõ về tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các hình thức.

Quyết định 266/2000/ QĐ-NHNN ban hành ngày 18/08/2000 về việc cho vay không có tài sản đảm bảo

Quyết định 284/2000/ QĐ-NHNN ban hành ngày 25/8/2000 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Quyết định 1627/2001/ QĐ-NHNN ban hành thay nghị định 284 tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tăng năng lực hoạt động kinh doanh

Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ban hàng ngày 13/02/2005 sửa đổi bổ sung một số điều kiện kèm QĐ 1627.

Những văn bản pháp luật này quy định rõ về yêu cầu cũng nhƣ quyền lợi của các bên, việc thẩm định và giải quyết TSĐB khi tham gia giao dịch theo hƣớng phù hợp hơn, giảm thiểu sự tranh chấp khi có rủi ro.

Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (luật sửa đổi bổ sung số 20/ 2004/ QH 11 ngày 15/06/2004) là hành lang pháp lý cơ bản vể tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, luật các tổ chức tín dụng đã dành cả Mục 5 chƣơng II quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng bao

gồm về giới hạn cho vay, bảo lãnh; tỉ lệ, khả năng chi trả; tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; quy định về dự phòng rủi ro; các đối tƣợng hạn chế tín dụng. Điều 79 luật các tổ chức tín dụng quy định tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Ngoài ra hoạt động cho vay của chi nhánh Ngũ Hành Sơn còn chịu sự quy định của hội đồng quản trị ngân hàng Công thƣơng bởi các các văn bản ban hành nội bộ.

 Môi trƣờng công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép Vietinbank đã thay đổi phƣơng thức trao đổi giữa ngân hàng và khách hàng, cho phép ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ 24/24 nhằm tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng và hạn chế thời gian đi lại cho khách hàng. Với sự phát triển của mạng Internet cho phép khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, về ngân hàng một cách nhanh nhất.

Trong những năm qua ngành Ngân hàng đã rất quan tâm, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cƣ, đặc biệt 5 năm trở lại đây dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh cả về số lƣợng máy giao dịch tự động (ATM), các điểm chấp nhận thẻ (POS) và số lƣợng thẻ đã phát hành. ATM, POS đã đƣợc kết nối liên thông trong toàn hệ thống ngân hàng. NHNN cũng cho biết, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến là xu hƣớng tất yếu và mang tính khách quan, đem lại lợi ích rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế. Bên cạnh kênh giao dịch truyền thống tại các trụ sở ngân hàng, với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực CNTT, các ngân hàng đã phát triển và mở rộng nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhƣ Mobile banking, Internet banking, mPayment, SMS Banking, Ví điện tử….. giúp

khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng thông qua mạng di động, mạng Interrnet vào mọi lúc, mọi nơi, mà không cần phải đến trụ sở ngân hàng nhƣ trƣớc đây. Công nghệ ngân hàng phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đƣợc mở rộng đã góp phần minh bạch hóa các giao dịch kinh tế, giúp tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong việc in, đúc, vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt.

Ngoài ra, hệ thống thông tin phục vụ quản trị, điều hành của ngành Ngân hàng trong thời gian qua cũng đƣợc đánh giá là không ngừng đƣợc cải thiện đã cung cấp, xử lý kịp thời các thông tin cần thiết, hỗ trợ ra quyết định. Số liệu hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng đƣợc thu thập, phân tích hàng ngày, là cơ sở cho việc tăng cƣờng hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ, năng lực thanh tra, giám sát của NHNN và điều hành nội bộ của mỗi TCTD.

Nói tóm lại, triển vọng áp dụng công nghệ thông tin và Internet trong kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam rất thuận lợi, đặc biệt với ngành ngân hàng. Với số lƣợng hệ thống chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, áp dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông và quản lý. Nhƣng nó cũng đặt ra yêu cầu phải có vốn lớn và chiến lƣợc đầu tƣ hợp lý, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt.

 Môi trƣờng nhân khẩu học

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, toàn thành phố có 221.915 hộ gia đình với 887.070 ngƣời. Mật độ dân số của Đà Nẵng là 691,2 ngƣời/km2, nếu chỉ tính trên đất liền là 906,9 ngƣời/km2, xếp thứ 43 về số dân và đứng thứ 13 về mật độ so với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng là 2,62%. Đà Nẵng đang ở thời kỳ “dân số vàng” khi tỷ lệ phụ thuộc dân số ở mức 50/100. Tỷ lệ phụ thuộc đo đƣợc trong năm 2008 là 56,1/100

(nghĩa là có 56 ngƣời ngoài độ tuổi lao động trên 100 ngƣời trong độ tuổi lao động).

Dự tính với tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay, Đà Nẵng sẽ đạt 1 triệu dân vào đầu năm 2014 và 1,1 triệu dân vào đầu năm 2018.

Đà Nẵng, thành phố ven biển miền Trung, gồm 8 quận huyện (trong đó có huyện đảo Hoàng Sa) với 56 xã phƣờng, diện tích 1.256km2 (trong đó đất liền là 978,1 km2); dân số đô thị chiếm tỷ lệ 86,9%. Với môi trƣờng xã hội tại thành phố Đà Nẵng có đặc điểm dân số trẻ trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn từ thành thị đến nông thôn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển kinh tế theo hƣớng ngành nghề và khu vực phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phƣơng.

 Môi trƣờng văn hóa – xã hội

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Taylor Nelson Sofres (TNS) Việt Nam về xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời Việt Nam là: khát vọng sở hữu các vật dụng có giá trị (nhƣ bất động sản và phƣơng tiện giao thông cá nhân), thay đổi cơ bản về thói quen quản lý tiền bạc (sử dụng các dịch vụ ngân hàng), thay đổi cách liên lạc và giao tiếp thông qua những đột phá trong lĩnh vực viễn thông và kỹ thuật, quảng cáo trên truyền hình đang đƣợc xem là một nguồn thông tin đáng tin cậy, tác động nhiều hơn đến việc lựa chọn của ngƣời tiêu dựng…Điều này cho thấy các hoạt động truyền thông của ngân hàng cũng phải lựa chọn các phƣơng tiện phù hợp với thói quen của ngƣời dân. Mặt khác, ngƣời dân Việt Nam ngày càng có sự tin tƣởng và hiểu biết hơn đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngày nay, ngƣời dân không chỉ muốn có “ăn no, mặc ấm” mà muốn “ăn ngon mặc đẹp”, nhu cầu của con ngƣời ngày càng tăng cao. Tỷ lệ ngƣời dân trong tầng lớp xã hội cao càng chiếm tỷ lệ cao, ngày càng muốn khẳng định mình trƣớc bạn bè

và xã hội. Các sản phẩm thể hiện đẳng cấp xã hội càng đƣợc quan tâm nhƣ nhà ở, xe hơi, các đồ trang trí nội thất... Xu hƣớng này tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm cho vay KHCN của Vietinbank có khả năng phát triển.

 Môi trƣờng tự nhiên

Tác động của điều kiện tự nhiên đối với môi trƣờng kinh doanh đã từ lâu đƣợc thừa nhận. Tuy nhiên hiện nay yếu tố này hầu nhƣ không đƣợc chú ý đến khi mà nó là một trong những yếu tố bắt buộc mọi công ty phải xem xét kỹ. Yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn nhất định.

- Về mặt thuận lợi: Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không. Đà Nẵng có thuận lợi về các tuyến đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế. Đà Nẵng vừa là thành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh ngũ hành sơn (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)