8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Kết quả công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay HKD tạ
Agribank Chi nhánh Hải Châu từ năm 2013-2015
a. Kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh theo hình thức bảo đảm
Tại chi nhánh rất hạn chế áp dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với HKD, phần lớn các món vay đều phải có bảo đảm bằng tài sản và thông thường chỉ cho vay tối đa 75% giá trị TSBĐ.
- Dư nợ cho vay HKD bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng dư nợ trong cho vay HKD. Năm 2013 dư nợ có BĐ bằng TS đạt 142.150 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên đến 224.862 triệu đồng, đạt 99,07%. Ngược lại với sự gia tăng chiều hướng cho vay HKD có BĐ bằng TS là sự sụt
giảm tỷ lệ cho vay không có BĐ bằng TS nếu năm 2013, tỷ lệ dư nợ bảo đảm không bằng tài sản chiếm 1,2% thì năm 2015 chỉ còn 0.93%.
Bảng 2.5. Tình hình cho vay HKD theo hình thức bảo đảm tại Agribank Hải Châu từ năm 2013- 2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng dƣ nợ 143.877 100,00 196.848 100,00 227.241 100,00 Bảo đảm bằng tài sản 142.150 98.8 194.283 98,7 224.865 99,07 Bảo đảm không bằng tài sản 1.727 1,2 2.565 1,3 2.108 0.93 2. Nợ xấu 4.245 2,95 4.730 2,4 4.650 2,05 Bảo đảm bằng tài sản 4.200 2,96 4.676 2,41 4.600 2,04 Bảo đảm không bằng tài sản 45 2,6 54 2,1 50 2,37
- Năm 2013, dư nợ cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản là 142.150 thì nợ xấu là 4.200 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,96%. Mặc dù năm 2015 vẫn còn là một năm khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán trầm lắng, khả năng hấp thụ và luân chuyển vốn của nền kinh tế thấp nhưng dư nợ tại chi nhánh vẫn tăng trưởng khá mạnh, tổng dư nợ trong năm 2015 đạt 227.241 triệu đồng. Và đặc biệt trong năm 2015, mặc dù dư nợ cho vay HKD tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm chỉ còn 2,05%. Đây là dấu hiệu tốt về phía ngân hàng.
Dù dư nợ tăng nhưng với chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, tháo gở khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn, tạo điều kiện khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh, tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng vì vậy nợ xấu tại chi nhánh đã giảm đi rõ rệt. Những năm về sau cùng với công tác nâng cao chất lượng thẩm định để cho vay là biện pháp tăng cường an toàn cho món vay, chi nhánh chỉ tập trung cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản, tài sản có giá trị cao nên dù dư nợ có tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu bắt đầu giảm dần. Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 2,94%, 2014 giảm còn 2,4% và cuối cùng đến năm 2015 chỉ còn 2,05%, tỷ lệ này tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao, chi nhánh cũng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc giảm bớt nợ xấu.
Dư nợ cho vay HKD bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank Hải Châu tăng lên từ năm 2013 là 1.727 triệu đồng đến 2014 là 2.565 triệu đồng, nhưng đến năm 2015 lại giảm đi còn 2.108 triệu đồng giảm dần qua các năm ngoài những nguyên nhân khách quan như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần, sự biến động của lãi suất, tình hình lạm phát, hạn chế tăng trưởng tín dụng, phân loại khách hàng… thì phải nói đến nguyên nhân chủ quan từ chính ngân hàng đó là quá xem trọng TSBĐ so với các điều kiện cho vay khác mà chưa thật sự mạnh dạn phát triển các loại hình BĐTV khác, nhất là đối với cho vay bảo đảm không bằng tài sản như đối với HKD có phương án SXKD khả thi, có khả năng tài chính, có nhu cầu vay vốn lớn nhưng không có TSBĐ hoặc có nhưng không đủ đảm bảo cho khoản vay.
b. Dư nợ cho vay HKD theo hình thức bảo đảm bằng tài sản
Nhằm tìm hiểu, đánh giá sâu hơn về công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, ta có thể phân tích tình hình cho vay theo các hình thức được dùng để đảm bảo cho các món vay dựa vào bảng số liệu 2.5 dưới đây.
Bảng 2.6. Tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản trong HKD tại Agribank CN Hải Châu từ năm 2013- 2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dƣ nợ TT (%) TL nợ xấu (%) Dƣ nợ TT (%) TL nợ xấu (%) Dƣ nợ TT (%) TL nợ xấu (%) Thế chấp 133.501 93,92 3 178.952 91,93 2,4 203.262 90,39 2,16 Cầm cố 755 0,53 0 925 0,46 0 680 0,3 0 Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 7.894 5,55 1,9 14.782 7,61 2,54 20.923 9,39 0,95 Tổng dư nợ 142.150 100 2,96 194.659 100 2,41 224.865 100 2,04
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là những biện pháp của ngân hàng nhằm thu hồi lại được nguồn vốn của mình. Chính vì thế, dư nợ tín dụng trong cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản tại Agribank Hải Châu luôn cao hơn dư nợ tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.
Trong dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản thì dư nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp chiếm tỷ trọng cao nhất. Đồng thời cũng là hình thức chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các hình thức bảo đảm tiền vay tại chi nhánh. Theo như bảng số liệu 2.5, năm 2013 dư nợ cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đạt 133.501 triệu đồng trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm
3,0%, năm 2014 dư nợ tăng lên 178.952 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,4%, cuối cùng năm 2015 là 203.262 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 2,16%
Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản và có xu hướng giảm qua các năm nhưng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản cầm cố vẫn tăng lên về mặt số lượng, cụ thể năm 2013 đạt 755 triệu đồng, đến năm 2014 tăng lên thành 925 triệu đồng. Tại chi nhánh đối với hình thức cho vay cầm cố chủ yếu là hình thức cầm cố giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, lỳ phiếu, trái phiếu. Hình thức này thường là những khoản vay ngắn hạn, những HKD đang có nhu cầu vốn lưu động nhưng số tiết kiệm chưa đến hạn thì sử dụng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm trong một khoản thời gian ngắn.
Việc cho vay cầm cố tại chi nhánh chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm của chính chi nhánh phát hành và phần lớn là do khách hàng chủ động đem giấy tờ có giá đến ngân hàng cầm cố, thực tế ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng để cho vay mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên của khách hàng các năm qua cho vay vì vậy tỷ trọng cho vay cầm cố thấp và tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm. Tuy nhiên, hiện tại hình thức cho vay này tại chi nhánh chưa có phát sinh nợ xấu trong vòng 3 năm qua.
Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá có nhiều điểm thuận lợi, cho vay cầm có dễ dàng xác định giá trị hơn cho vay thế chấp, đối với tài sản cầm cố là sổ tiết kiệm thì mức tín dụng bằng số tiền gốc cộng lãi được hưởng trừ đi lãi phải trả cho ngân hàng và khoản lãi phải trả cho ngân hàng thường nhỏ hơn số lãi bị mất do rút vốn trước hạn. Đây thường là những tài sản có giá trị thanh khoản cao và dễ chuyển nhượng nên khi thanh lý sẽ đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí. Với hình thức này thì khách hàng nhanh chóng được chấp nhận nên sẽ nhanh được cấp tín dụng vì không đòi hỏi tài sản phải chỉ rõ quyền sở hữu và không phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 tại chi nhánh áp dụng trong cho vay HKD, tài sản bảo lãnh chủ yếu là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc sở hữu cá nhân của bên bảo lãnh và bên bảo lãnh cũng chủ yếu là người thân như cha, mẹ, anh chị em trong gia đình của người vay. Hình thức này chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 sau hình thức thế chấp tài sản, song cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, dư nợ cho vay HKD bằng hình thức này năm 2013 chỉ chiếm 7.894 triệu đồng, đạt 5,55% trên tổng dư nợ cho vay HKD có bảo đảm bằng TS, đến năm 2014 tăng lên thành 14.782 triệu đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm trước và năm 2015 đạt 20.923 triệu đồng chiếm 9.39% trên tổng dư nợ. Trong đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ năm 2013-2014, năm 2013 nợ xấu là 1,9% tăng đến năm 2014 thành 2,54% nhưng đến năm 2015 lại giảm mạnh xuống còn 0,95%
Hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì khách hàng HKD sẽ đuợc cấp tín dụng khi tài sản chưa hình thành nên rủi ro về phía ngân hàng là khá cao, và hoạt động quản lý trong quá trình hình thành tài sản cũng còn nhiều khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý của ngân hàng. Chi nhánh thường áp dụng biện pháp này với các khách hàng có uy tín, làm ăn lâu dài hoặc trước đây đã có những khoản vay tại chi nhánh có áp dụng hình thức cầm cố hay thế chấp. Song tình hình thực tế tại chi nhánh, hình thức này chưa được thực hiện đối với cho vay HKD tại địa bàn.
c. Dư nợ cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản theo loại TSBĐ
Như chúng ta đã biết, thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm tín dụng đang đựơc các ngân hàng áp dụng phổ biến, Agribank CN Hải Châu cũng nằm trong số đó. Hiện nay, khi mà dư nợ tại chi nhánh liên tục tăng thì khối lượng tài sản dùng làm bảo đảm cũng tăng theo.
Bảng 2.7 . Dƣ nợ cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản theo loại TSBĐ tại Agribank Hải Châu từ năm 2013- 2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dƣ nợ TT (%) TL nợ xấu (%) Dƣ nợ TT (%) TL nợ xấu (%) Dƣ nợ TT (%) TL nợ xấu (%) Nhà ở, quyền sử dụng đất 108.683 81,41 2,66 153.362 85,70 2,2 180.964 89,03 2,0 Máy móc, thiết bị 2.924 2,19 3,0 6210 3,47 2,8 4.308 2,13 4,6 Phƣơng tiện vận tải 21.894 16,40 3,4 19.380 10,83 3,1 17.990 8,84 2,2 Tổng dư nợ 133.501 100,00 3,0 178.952 100,00 2,4 203.262 100,00 2,16
Theo như bảng số liệu trên, năm 2013 cho vay thế chấp đạt 133.501 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 178.952 triệu đồng và năm 2015 là 203.262 triệu đồng. Trong các năm qua cho vay thế chấp có tăng dần nhưng tốc độ tăng vẫn còn quá chậm. Trong đó, thế chấp bằng nhà ở và quyền sử dụng đất ở chiếm tỷ trọng cao nhất và đều tăng dần qua các năm, năm 2013 là 108.683 triệu đồng chiếm 81,41%, năm 2014 là 153.362 triệu đồng chiếm 85,7% và năm 2015 tăng lên 180.964 triệu đồng chiếm đến 89,03% trên tổng dư nợ theo hình thức bảo đảm bằng thế chấp. Tuy dư nợ của hình thức trên tăng lên qua 3 năm nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm đi đáng kể, năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 2,66% nhưng đến năm 2015 chỉ còn 2,0%. Kế đến là thế chấp bằng máy móc thiết bị và thế chấp bằng phương tiện vận tải nhưng hai loại tài sản này chiếm tỷ trọng rất thấp. Cụ thể năm 2013, dư nợ cho vay thế chấp bằng phương tiện vận tải như ô tô, tàu thuyền... đạt 21.894 triệu đồng chiếm 16,4%, năm 2014 chỉ còn 19.380 triệu đồng và tiếp đến năm 2015 chỉ tiêu này chỉ còn 17.990 triệu
đồng, loại tài sản thế chấp này có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Tỷ trọng dư nợ thế chấp bằng máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 loại, chỉ đạt khoảng 2-3% trên tổng dư nợ thế chấp bằng tài sản. Nhưng tỷ lệ nợ xấu của loại tài sản phương tiện vận tải và máy móc thiết bị lại cao hơn nhiều so với nhà ở và quyền sử dụng đất.
Do chi nhánh có địa bàn hoạt động trên Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, một địa bàn gần như đã quy hoạch, chỉnh trang đô thị một cách tổng thể, tình hình kinh tế xã hội đang ngày càng ổn định và phát triển nên các tài sản thế chấp thường là quyền sử dụng đất, nhà ở, máy móc thiết bị, ô tô. Trong đó thì tài sản phổ biến vẫn là nhà ở và quyền sử dụng đất.
Chi nhánh thực tế rất cẩn trọng khi cho vay thế chấp bằng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải vì trong tình hình hiện nay của chi nhánh, việc quản lý đối với loại tài sản này là khó thực hiện. Chính điều đó đã làm cho cán cân giữa tài sản thế chấp là nhà ở và quyền sử dụng đất với các tài sản thế chấp khác có sự chênh lệch rất đáng kể. Mà một trong những lý do làm hạn chế việc tiếp cận vốn vay của khách hàng có tài sản đảm bảo như các phương tiện vận chuyển hay các thiết bị máy móc là sự biến động giá cả của các loại tài sản này. Bên cạnh đó, các loại tài sản như máy móc thiết bị thừơng chịu sự hao mòn hữu hình hay vô hình theo thời gian, cùng với sự phát triển công nghệ ngày càng cao đã làm cho giá trị của tài sản giảm xuống đáng kể mà ngân hàng thì chưa thể kiểm soát được sự hao mòn đó.
d. Một số kết quả khác
Bảng 2.8. Tình hình trích lập dự phòng XLRR cụ thể trong cho vay HKD
ĐVT: Triệu đồng / % CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 Chênh lệch (2014/2013) Chênh lệch (2015/2014) Tổng dư nợ 143.877 196.848 227.241 52.971 30.393 Dự phòng XLRR
cụ thê trong cho vay HKD
992,8 236,2 1.886 - 756,6 1.649,8
Tỷ lệ dự phòng XLRR cụ thể trong cho vay HKD (%)
0,69 0,12 0,83 -0,48 0,71
Cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ cũng như nợ xấu trong cho vay HKD thì tỷ lệ trích lập dự phòng XLRR của chi nhánh cũng tăng theo vào năm 2015. Tỷ lệ trích dự phòng XLRR cụ thể trong cho vay HKD năm 2013 là 0,69%, năm 2014 giảm chỉ còn 0,12% và đến năm 2015 lại tăng lên tới 0,83%. Tỷ lệ trích lập dự phòng XLRR năm 2014 giảm là do năm 2013 số trích lập dự phòng lớn cụ thể là 992,8 triệu đồng và không có hồ sơ nào được xử lý nên trong năm 2014 số phải trích lập ít hơn so với năm 2013 nhưng qua năm 2015 lại là những con số khá lớn. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến quỹ thu nhập của chi nhánh trong năm nay. Vì vậy chi nhánh cần nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa và sớm đưa ra các giải pháp để thu hồi nợ xấu và
giảm thấp tỷ lệ nợ xấu nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro để không gây ảnh hưởng đến lợi nhuận do phải trích lập thêm quỹ dự phòng rủi ro.
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu khác
Đơn vị tính ( Triệu đồng/ Trường hợp)
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
Tổng dư nợ 143.877 196.848 227.241
Số TH cho vay HKD mà quá trình
XLTS bị kéo dài 0 2 2
Số TH XLTS nhưng nguồn thu không
đủ bù đắp vốn và lãi vay 0 2 1
Các khoản xóa nợ ròng trong cho vay
HKD 150 0 0
Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay HKD 0,104 0 0
Qua số liệu tại bảng 2.8 ta thấy, số trường hợp cho vay HKD mà quá trình xử lý tài sản bị kéo dài tăng lên qua 3 năm. Năm 2013 số trường hợp này bằng 0, nhưng qua năm 2014, 2015 có phát sinh 2 HKD tài sản xử lý bị kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Nguyên nhân của tình trạng này do khâu xử lý tài sản không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Agribank Hải Châu, Sở, Ban ngành và phía khách hàng. Và thực tế trong trường hợp này khách hàng HKD thiếu thiện chí, không nhiệt tình