Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn chi nhánh hải châu (Trang 89 - 95)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhân còn có những hạn chế, những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện khiến cho chất lượng công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay HKD tại Agribank Hải Châu chưa thực sự tốt, công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay HKD chưa phát huy được hiệu quả trong tổng thể hoạt động của toàn chi nhánh, thể hiện ở những điểm sau:

- Việc phân công công việc trong quy trình BĐTD trong cho vay HKD tại chi nhánh chưa được chuyên môn hóa, CBTD xuyên suốt thực hiện từ khi bắt đầu tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Qua đó cho thấy công tác BĐTD trong cho vay HKD khó có thể đảm bảo được các quy định như: thời gian, tính khách quan, tính chuyên nghiệp...

- Dư nợ cho vay HKD bảo đảm không bằng tài sản chiếm tỷ lệ quá thấp và ngày càng giảm dần nhưng chi nhánh vẫn chưa có định hướng để phát triển cho vay theo hình thức này, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng.

- Danh mục các loại tài sản bảo đảm trong cho vay HKD tại chi nhánh chỉ áp dụng một số TSBĐ thông dụng, có độ an toàn cao như quyền sử dụng đất và nhà ở, phương tiện vận tải, các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm... Sự tập trung quá nhiều vào một số loại hình TSBĐ sẽ gây ra rủi ro khi giá trị thị trường của tài sản đó có sự giảm giá trị đồng loạt, như vậy chi nhánh sẽ khó có thể thu hút thêm khách hàng mới mà khách hàng cũng khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

- Nguồn thông tin CBTD thẩm định chủ yếu là dựa vào hồ sơ HKD cung cấp nên rất khó đánh giá độ tin cậy, và thường là độ tin cậy thấp.

- Thủ tục liên quan đến việc ký kết hợp đồng bảo đảm còn rườm rà. - Việc định giá TSBĐ khi cho vay không sát với thực tế và còn mang tính chủ quan, thường việc định giá tài sản thế chấp do ngân hàng và KH quyết định, chưa được các cơ quan chuyên môn giúp đỡ trong việc định giá tài sản.

Trong quá trình thẩm định TSBĐ, CBTD chưa quan tâm đến khả năng quản lý tài sản, khả năng giảm giá, khả năng rủi ro của TSBĐ khi ra quyết định cho vay, việc triển khai định giá lại TSBĐ tại chi nhánh chưa được thực hiện triệt để, công tác kiểm tra định kỳ TSBĐ cũng rất ít được thực hiện. Điều

này cũng làm ảnh hưởng đến công tác xử lý TSBĐ, sự sụt giảm giá trị của TSBĐ theo thời gian so với thời điểm vay vốn do CBTD không theo sát công tác định giá lại TSBĐ trong thời gian cho khách hàng vay vốn.

Một thực tế khó khăn nữa khi cho vay thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng nói chung tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, tỷ lệ có giấy chứng nhận còn thấp gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó thì sự biến động của thị trường BĐS cũng mang lại nhiều khó khăn cho hoạt động thẩm định, ngân hàng sẽ khó xác định được giá trị thực của tài sản và quyết định hạn mức cho vay.

- Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý nợ nên việc triển khai các hoạt động liên quan đến xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế .

Mặc dù pháp luật đã quy định cho phép ngân hàng được xử lý TSBĐ để thu hồi nợ nhưng trên thực tế chi nhánh vẫn không chủ động tự xử lý được số tài sản này vì thái độ hợp tác không tích cực về phía HKD. Trong khi đó, sự phối hợp của UBND và cơ quan Công an để buộc bên bảo đảm phải giao tài sản còn nhiều hạn chế, quy trình khởi kiện, thi hành án... còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan chức năng nhà nước nên chi nhánh không chủ động lắm trong việc xử lý tài sản, điều này làm cho công tác xử lý tài sản bị kéo dài và tốn kém làm cho mức thu từ TSBĐ không đủ để bù đắp tổn thất cho NH như dự kiến ban đầu.

b. Nguyên nhân

- Tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh giữa các NHTM ngày càng cao, dẫn đến các NHTM ngày càng có xu hướng nới lỏng các điều kiện vay vốn, chấp nhận mạo hiểm để thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và tối đa hoá lợi nhuận, bản thân chi nhánh cũng vậy gây nên rủi ro tín dụng trong việc cho vay là khá cao.

- Chưa cập nhật kịp thời các quy định về việc định giá TSBĐ, Một số tài sản như: QSDĐ& TSGL với đất... thì việc định giá chỉ dựa vào ước đoán của CBTD hoặc hội đồng tín dụng mà không dựa vào thông số quy định nào do đó sẽ không định giá đúng được giá trị thực của tài sản

- Hệ thống thông tin về khách hàng HKD chưa hiệu quả: Việc thu thập thông tin tín dụng chủ yếu truy cập qua trung tâm dữ liệu CIC của NHNN, chất lượng nguồn thông tin này không cao, không đầy đủ và cập nhật. Công tác thu thập và xử lý thông tin còn thiếu tính hệ thống và toàn diện, gây khó khăn cho công tác thẩm định cũng như ra quyết định cấp vốn tín dụng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và việc triển khai các nghiệp vụ đảm bảo an toàn vốn vay.

- Năng lực thẩm định của CBTD chưa cao, CBTD của chi nhánh hiện đa phần rất trẻ, kinh nghiệm công tác còn tương đối ít. Hiện nay, mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm theo khách hàng, tức là thực hiện tất cả các khâu của một qui trình tín dụng như: thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Chỉ tính riêng khâu thẩm định trước khi cho vay đã bao gồm một lượng lớn các công việc: thẩm định khách hàng HKD, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định TSBĐ ( nếu có). Với một khối lượng công việc như vậy, gây áp lực lớn cho CBTD, CBTD khó đi sâu, xem xét một cách kĩ càng từng khâu, ảnh hưởng lớn đến công tác bảo đảm tiền vay.

- Chi nhánh chưa đề cao đúng mức công tác kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng đúng mục đích vốn vay của khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay không bảo đảm. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Chi nhánh cần có những biện pháp chỉ đạo sát sao và quyết liệt hơn, đồng thời phải đặt ra các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chiến lược, từng bước giải quyết các tồn tại nêu trên.

- Khâu xử lý tài sản đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa Agribank Hải Châu, Sở, Ban ngành và khách hàng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chi nhánh gặp phải sự thiếu thiện chí của Sơ, Ban ngành trong việc tạo điều kiện cho ngân hàng xử lý tài sản thu hồi nợ. Hơn nữa, có một số khách hàng thiếu thiện chí, không nhiệt tình phối hợp cùng chi nhánh trong quá trình xử lý tài sản, tình trạng con nợ bỏ trốn làm cho ngân hàng không thể phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Cho đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên trong nội dung các quy định này có nhiều vấn đề không còn phù hợp và việc áp dụng các quy định về biện pháp bảo đảm còn có điểm thiếu đồng bộ, nhất quán. Trong nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc xử lý TSBĐ thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá. Tuy nhiên trong thực tế, việc TCTD tự xử lý TSBĐ theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, TCTD chưa được toàn quyền xử lý TSBĐ trong khuôn khổ pháp luật.

- Môi trường kinh tế chưa có sự ổn định, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc dự báo, hoạch định chính sách cho vay và thu hồi nợ. Đặc biệt trong những năm qua, thị trường bất động sản có sự chững lại đột ngột gây khó khăn cho chi nhánh trong việc bán tài sản là bất động sản để thu hồi nợ. Một số khách hàng có dấu hiệu khó khăn trong việc trả nợ, khách hàng hợp tác với chi nhánh trong việc bán tài sản trả nợ, tuy nhiên do không tìm được đối tác đầu ra phù hợp, việc tìm kiếm khách hàng mua BĐS gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc xử lý TS kéo dài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Agribank Chi nhánh Hải Châu đã xây dựng chính sách BĐTD trong cho vay HKD dựa trên cơ sở áp dụng hệ thống văn bản quy định về công tác BĐTD của Ngân hàng Nhà nước, NHNo& PTNT Việt Nam và của Chính phủ, đồng thời còn căn cứ theo định hướng phát triển kinh doanh của mình cũng như đặc điểm khách hàng HKD vay vốn tại địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và Quận Hải Châu nói riêng để có một chính sách phù hợp nhấ. Chính sách đó vừa đem lại hiệu quả kinh doanh cao vừa giữ được khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 luận văn đã khái quát một số thông tin liên quan đến quá trình hình thành và phát triển, mô hình hoạt động và các mặt hoạt động chủ yếu của chi nhánh trong 3 năm qua. Từ đó tác giả đi sâu làm rõ vấn đề thực trạng công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Hải Châu. Qua đó, tác giả đánh giá những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh làm cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh và nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Trong thời gian qua với những cố gắng và nỗ lực của mình, Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác BĐTD trong cho vay HKD. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác BĐTD vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi Ngân hàng cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả của công tác BĐTD trong cho vay HKD nhằm hạn chế RRTD đến mức có thể.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HẢI CHÂU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn chi nhánh hải châu (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)