8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng HKD
Trong quy chế về bảo đảm tiền vay khách hàng là một chủ thể không thể thiếu. Bảo đảm tiền vay chỉ phát huy tác dụng khi có sự tham gia tích cực của khách hàng, vì khách hàng là một bên trong hợp đồng bảo đảm. Để việc sử dụng bảo đảm tiền vay có hiệu quả đó không chỉ là nghĩa vụ của các ngân hàng, mà các khách hàng cũng phải tham gia tích cực. Bởi vì khách hàng tìm đến với ngân hàng là lúc họ đang có nhu cầu cần vốn để thực hiện mục tiêu của mình. Nhưng không phải bất kỳ khi nào tìm đến với ngân hàng họ cũng được cấp vốn ngay. Do vậy các khách hàng cần có kiến thức, am hiếu về pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hoạt động của các ngân hàng. Trên cơ sở tìm hiểu thông tin về ngân hàng, về chính sách lãi suất, chính sách cho vay, các quy định về bảo đảm tiền vay… khách hàng căn cứ vào khả năng của mình để tiến hành vay vốn ngân hàng. Trong quá trình giao kết hợp đồng, khách hàng cần chủ động cung cấp các thông tin đầy đủ, trung thực cho ngân hàng. Và sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã được ký kết khách hàng cần nghiêm túc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Có như vậy thì quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng luôn luôn tốt đẹp, thuận tiện cho các lần vay sau của khách hàng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập với kinh tế thế giới, môi trường tín dụng còn nhìu rủi ro, mục tiêu chính của NHTM đều hướng tới trong hoạt động tín dụng là an toàn- chất lượng- hiệu quả- bền vững. Các NHTM phải có biện pháp để phát triển bền vững và mục tiêu an toàn được đặt lên hàng đầu vì hoạt động kinh doanh an toàn sẽ giúp ngân hàng tăng uy tín, mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ các dự án hiệu quả. Mục tiêu bảo đảm tín dụng trong cho vay là mục tiêu hết sức cần thiết, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay, cúa cán bộ tín dụng và hạn chế được tình trạng lừa đảo vay vốn, và là một trong những biện pháp an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Thực hiện mục tiêu nói trên, trong thời gian qua Agribank Hải Châu đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tín dụng đặc biệt là trong cho vay HKD. Tuy nhiên công tác BĐTD vẫn còn nhiều hạn chế. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác này, do đó để công tác BĐTD trong cho vay HKD có hiệu quả hơn cần có những giải pháp đồng bộ từ ngân hàng cũng như các chính sách vĩ mô từ NHNN và Chính phủ. Từ những phân tích, đánh giá thực trạng công tác BĐTD trong cho vay HKD tại Agribank Hải Châu, tôi đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Agribank, NHNN và Chính phủ để hoàn thiện công tác BĐTD trong cho vay HKD tại ngân hàng.
Hoàn thiện công tác BĐTD trong cho vay HKD là yêu cầu khách quan quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng lại chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như bị giới hạn của dung lượng của luận văn thạc sỹ nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Th.S Văn Thị Thu Ánh (2014), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội- CN Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[2]. Th.S Nguyễn Thị Hương ( 2012), Hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[3]. Th.S Lê Thị Uyên Sa (2013), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại CN NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[4]. Th.S Nguyễn Văn Thạnh (2013), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP BIDV, CN tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[5]. Th.S Nguyễn Thùy Trang, “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: một số nhận định từ góc độ pháp lý đến thực tiễn”, Tạp chí Ngân hàng, số 23/2010.
[6]. Th.S Lương Minh Trí (2011), Bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[7]. Th.S Đoàn Thị Xuân Vinh (2015), Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương VN- CN Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[8]. Trần Minh Sơn, “Thực tiễn cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 128/2008.
[10]. Agribank, Quyết định số 66/QĐ-HĐQT-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank.
[11].Agribank, Quyết định 35/ QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
[12].Agribank, Quyết định 836/ QĐ- NHNo-HSX ngày 07/08/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
[13].Chính Phủ, Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức Tín dụng của Thủ tướng Chính Phủ.
[14].Chính Phủ, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về BĐTV của các TCTD.
[15]. Chính Phủ, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm.
[16].Chính Phủ, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch BĐ.
[17].Chính Phủ, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của CP về công chứng, chứng thực.