Với huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 109 - 117)

3.3.3.1. Đối với cấp ủy Đảng

Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền về công tác giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và trong toàn thể nhân dân về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm, khuyến khích động viên các thành phần kinh tế, mỗi gia đình và cá nhân người lao động tự tạo việc làm cho bản thân mình và cho xã hội.

Thứ hai, từ Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện về công tác giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn, cần cụ thể hóa thành các chương trình, chiến lược, đặc biệt chiến lược quản lý về giải quyết việc làm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa đường lối, chủ trương thành những chính sách, giải pháp cụ thể nhằm gắn giải quyết việc làm với phát triển sản xuất trên cơ sở phát huy tiềm năng ở địa phương.

một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn hiện nay.

3.3.3.2. Đối với chính quyền

- UBND huyện cần cụ thể hóa các chính sách về việc làm, môi trường, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Có chính sách hỗ trợ lao động nghèo vay vốn làm kinh tế gia đình; chính sách ưu tiên, khuyến khích lao động nữ trong đào tạo, việc làm và các hoạt động chính trị - xã hội khác

- Tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp cấp xã. Đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra, kiểm soát, thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn ngay tại địa phương mình để nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của địa phương;

- Thực hiện tổt chức năng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo quy định. Tăng cường chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn làm tốt công tác này hơn nữa. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với các huyện, xã, thị trấn. Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn trong đó đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền nghề, giải quyết việc làm, điều tra, khảo sát xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tiễn.

Tiểu kết Chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu ở Chương 3 được thể hiện qua những nội dung chính sau:

- Thứ nhất,phân tích quan điểm của Đảng về nông thôn và giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn được coi là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, trong đó vấn đề tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ở nông thôn cũng như thành thị là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta qua các kỳ đại hội.

Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ

sở sản xuất dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khôi phục và phát triển làng nghề .

-Thứ hai,phân tích định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

của thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

-Thứ ba, tác giả phân tích một số ục tiêu cơ bản trong quản lý nhà nước về

giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bà huyện Sóc Sơn.

-Thứ tư, tác giả đã đề xuất 9 giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà

nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyên Sóc Sơn, đó là: Xây dựng chiến lược, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Huyện; Hoàn thiện thể chế chính sách quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện; Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện; Đầu tư và sử dụng các nguồn lực giải quyết việc làm cho lao

động nông thôn của Huyện có hiệu quả; Tổ chức, triển khai thực hiện các

chương trình, dự án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Huyện; Giải quyết việc làm cho LĐNT bị thu hồi đất trên địa bàn huyện; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện tạo việc làm mới; Tăng cường phối hợp giữa các cơ

quan, đoàn thể của Huyện trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn của Huyện.

Thứ năm, Tác giả đã có một số khuyến nghị đối với các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn trong việc hoàn thiện các giải pháp quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn./.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực.

Đề tài: “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên

địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội” đã giải quyết được những vấn đề cơ

bản về lý luận và thực tiễn sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc làm, giải quyết việc làm, quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, đề tài xác định lao động nông thôn chiếm số lượng lớn trong cơ cấu lao động xã hội, là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của một đất nước. Cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, lao động nông thôn không có việc làm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phồn thịnh của quốc gia. Do đó, Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý của mình bằng việc ban hành chính sách, pháp luật, đầu tư các nguồn lực, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những định hướng đầu tiên được đề ra nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, kế hoạch việc làm cụ thể. Trên cơ sở đó giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Sóc Sơn là một huyện được Thành phố xác định là một Thành phố đô thị vệ tinh, một trong những trọng điểm kinh tế của Hà Nội. Tuy vậy, lao động nông thôn vẫn chiếm một số lượng lớn trong cơ cấu dân số. Đối với huyện, tìm hiểu thực trạng nguồn lao động ở khu vực nông thôn cho thấy: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn tới những thay đổi về cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm của huyện. số lượng lao động tăng nhưng không mạnh, chất lượng lao động lao động nông thôn vẫn còn thấp, lao động đang chuyển từ khu vực nông nghiệp sản xuất nhỏ sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong những

năm vừa qua, quá trình đổi mới kinh tế của huyện đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của huyện. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn cònchiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận lao động nông thôn của huyện vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tăng cường quản lý nhà nước nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nói chung, cũng như lao động nông thôn nói riêng của huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

- Nhận thức được vai trò của vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động, nhờ đó số lao động tìm được việc làm ngày một tăng, chất lượng nguồn lao động có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Sóc Sơn còn bộc lộ nhiều hạn chế: số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất nghiệp ở thành thị và số người thiếu việc làm ở nông thôn còn nhiều gây sức ép về giải quyết việc làm cho chính quyền địa phương. Mặt khác, trình độ tay nghề của lao động nông thôn còn thấp, khả năng tiếp thu công nghệ mới chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động...

- Những hạn chế nói trên có nhiều nguyên nhân: từ bản thân người lao động, từ cơ chế, chính sách của Nhà nước trong đó nguyên nhân từ phía Nhà nước đóng vai trò quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Cụ thể: trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường huyện chưa chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong từng giai đoạn, phù hợp với từng địa phương. Sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý của cấp chính quyền và phát huy vai trò tham gia của các tổ chức xã hội chưa được chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Năng lực lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của cấp chính quyền, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị

- xã hội chưa theo kịp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn nên chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của lao động nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho người lao động chưa được đầu tư thích đáng. Công tác chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền địa phương vê thực hiện chủ trương, chính sách đối với lao động nông thôn chưa quan tâm đúng mức, có lúc, có nơi còn biểu hiện quan liêu...

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ thực tiễn chỉ đạo của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn đối với công tác này. Đề tài xác định một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như: xây dựng chiến lược, kế hoạch giải quyết việc làm, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp chính quyền, đầu tư các nguồn lực của thành phố và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát...Điều đó góp phần nâng cao năng lực quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp lao động nông thôn huyện Sóc Sơn có việc làm, cải thiện cuộc sống của bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện trong thời gian tới./.

Nhận thức được đây là một đề tài tương đối phức tạp, với sự hiểu biết và khả năng có hạn, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý từ phía các Thầy (Cô) giáo, các đồng nghiệp quan tâm đến đề tài để Luận văn hoàn thiện tốt hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Tú Anh, 2012. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa

bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường

Đại học Đà Nẵng.

2. C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995.

3. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở

Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

1. Nguyễn Sinh Cúc (2002), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông

thôn", Tạp chí Cộng sản, (14), tr.43.

2. Nguyễn Hữu Dũng (2003), "Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong

quá trình đô thị hoá CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn", Tạp chí Lao động và Xã hội, (209).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số: 26-NQ/TW, ngày

5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “nông nghiệp,

nông dân, nông thôn”.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hải, 2009. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông

thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2009-2015. Luận văn Thạc sĩ. Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân

7. Nguyễn Thị Hằng (2003), "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn,

góp phần xoá đói giảm nghèo", Tạp chí Cộng sản, (4+5).

8. Học viện Hành chính quốc gia (2003), Giáo trình Hành chính công

(Dùng cho nghiên cứu học tập và giảng dạy sau Đại học), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

9. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình Hành chính công

(Dùng cho nghiên cứu học tập và giảng dạy sau Đại học), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Học viện Hành chính quốc gia (2007),Giáo trình bồi dưỡng chuyên viên

chính, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Học viện Hành chính quốc gia (2011),Giáo trình quản lý nguồn nhân lực

xã hội, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Học viện Hành chính quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng về kiến thức QLNN

- Chương trình Chuyên viên cao cấp, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. HĐND thành phố Hà Nội, 2013. Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày

17/7/2013 về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô

14. Lê Văn Kỳ (2004), Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm

ở Thanh Hoá, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

15. Hoàng Kim Ngọc (2003), "Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần

tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn", Lao động và Xã

hội, (209), tr.26.

16. Vũ Văn Phúc (2005), "Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân

lực lao động nông thôn Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế châu Á

- Thái Bình Dương, (42), tr.14.

17. Nguyễn Thị Lan Phương, 2013. Giải quyết việc làm cho lao động nông

thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Hiến pháp

nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

19. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014

20. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số: 101/2007/QĐ-TTg ngày

21. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”.

22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số: 432/QĐ-TTg ngày

12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

23. Thủ tướng Chính phủ, 2009. Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày

27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

24. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012

phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015

25. UBND thành phố Hà Nội, 2010. Quyết định số 3510/QĐ-UBND ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)