Xây dựng chiến lược, kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 85 - 92)

động nông thôn của Huyện

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội là một trong những giải pháp mang tính chiến lược quyết định để ổn định và tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Đó là hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng đảm bảo quy mô, cải cách thể chế, vượt qua

khủng hoảng kinh tế, kiềm chế lạm phát, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của huyện.

Thứ nhất, Chính sách tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giải phóng sức

sản xuất, lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động nông thôn.

Thực hiện Chương trình số: /Ctr-UBND năm 2011của UBND huyện Sóc Sơn về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 cụ thể như sau: - Phát triển khu công nghiệp Nội Bài, các ngành du lịch, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…đặc biệt là các ngành phát triển các sản phẩm nông nghiệp như: Rau, củ, quả…các ngành khai thác và chế biến khoáng sản điều kiện tự nhiên của huyện sẵn có; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn, cần nhiều vốn, cần sử dụng công nghệ cao, có nhu cầu sử dụng lượng lớn lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt về mặt bằng, tiếp cận tín dụng, đào tạo tập huấn cho các chủ doanh nghiệp, bảo hộ thu nhập và tài sản hợp pháp của mọi công dân…phát triển mạnh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là khuyến khích và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và nhỏ ở khu vực nông thôn; coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ.

- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Tạo việc làm tại chỗ cho lao động ở nông thôn bằng các biện pháp phát triển sản xuất, sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, duy trì các sản phẩm nông sản truyền thống, áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghiệp, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đầu tưm để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại,

các làng nghề truyền thống, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ tại chỗ.

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động ra nước ngoài, mở rộng xuất khẩu lao động, tập trung đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, rèn luyện về sức khỏe, ý thức phấn đấu vươn lên trong nền kinh tế thị trường, tác phong công nghiệp; tạo cơ chế pháp lý đồng bộ về xuất khẩu lao động, để đảm bảo các bên giao kết hợp đồng được nhanh chóng, thuận tiện; đổi mới đầu tư doanh nghiệp xuất khẩu lao động đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý, tạo điều kiện phát triển các

thành phần kinh tế.

Năm 2017 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ XI huyện Sóc Sơn, đây là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trong năm 2017, phấn đấu giảm hộ nghèo còn dưới 2,7%, huyện đã đề ra 3 nhóm giải pháp trọng tâm đối với từng lĩnh vực như:

Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thương mại - dịch vụ; xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực.

Đẩy mạnh đào tạo nghề, khuyến công - khuyến nông nhằm tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Tập trung ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn, phấn đấu đưa các địa phương về đích nông thôn mới theo đúng kế hoạch.

Điều đáng quan tâm nhất là Sóc Sơn tập trung xây dựng nông thôn mới, đồng thời để khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa cần có nguồn lực đầu tư lớn; tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, duy trì, xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, hiệu quả. UBND huyện Sóc Sơn sẽ tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

Tuyên truyền sâu rộng về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp Đảng ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chỉ đạo các phòng, ban của UBND huyện hướng dẫn, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính trong thẩm định, phê duyệt các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát, bổ sung quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, các vùng, khu, trang trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Tạo cơ chế, tập trung bố trí các nguồn lực nhằm hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất như: Ban hành Quy định chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn huyện; hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; bố trí nguồn ngân sách đầu tư hỗ trợ sản xuất về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà màng và ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật …

Tập trung hỗ trợ xây dựng hoàn thành thêm các chuỗi liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo ATTP, giúp người dân phát triển sản xuất theo kế hoạch, có lợi nhuận. Tránh trường hợp sản xuất ồ ạt ảnh hưởng đến đầu ra của sản xuất.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất để khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với quảng bá, duy trì và xây dựng thương hiệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Trên cơ sở các vùng sản xuất có hiệu quả kinh tế, có thương hiệu phù hợp với quy hoạch, huyện sẽ hỗ trợ để mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh phát huy lợi thế của địa phương, cụ thể: phát triển chăn nuôi tập trung vào phát triển bò thịt chất lượng cao, gà đồi, chăn nuôi sinh học, thủy sản; đối với cây trồng

phát triển mở rộng vùng rau, cây ăn quả, chè, lúa chất lượng cao, dược liệu và một số vật nuôi cây trồng khác.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là bài toán khó cho Sóc Sơn, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất bức thiết, một số giải pháp đã được đề ra:

- Nâng cao chất lượng của đào tạo dạy nghề: Để việc triển khai dạy nghề, học nghề có hiệu quả kinh tế thực sự, tránh hình thức và lãng phí xã hội trong quá trình triển khai các đề án đào tạo nghề, cần bảo đảm đầu tư đủ mức theo yêu cầu dạy và học nghề, tăng cường công tác tuyên truyền, linh hoạt và thiết thực về nội dung và phương thức đào tạo nghề, gắn với thực tế đối tượng học nghề, cũng như gắn với chương trình việc làm cụ thể của Sóc Sơn, chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao để người lao động sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc ngay tại Sóc Sơn. Tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ người lao động thông qua các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp như hỗ trợ đất đai và ưu đãi vay vốn, hỗ trợ về đào tạo nhân lực chất lượng để khuyến khích mạnh mẽ các doa. Song song với đó để doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo với các hình thức khác nhau như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội.

- Ngoài ra, cần thực hiện triển khai và thực hiện chính sách thu hút người tài cho địa phương, Sóc Sơn cũng cần quán triệt và thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô:

+ Đối với các đối tượng như: Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành Thành phố đang có nhu cầu; Tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II; Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải; Vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực hoặc thế giớimà đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về tuyển dụng và đáp ứng vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cần tuyển được hưởng chính sách đãi ngộ như sau: Được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; Được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 (hai mươi) lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận; Sau 02 (hai) năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ kinh phí như sau:

++ Đào tạo sau đại học ở trong nước, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo gồm: tiền học phí, tiền hỗ trợ hàng tháng đi học bằng 1,5 mức lương tối thiểu, hỗ trợ bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương tối thiểu, luận án tốt nghiệp Tiến sĩ bằng 80 lần mức lương tối thiểu;

++ Đào tạo sau đại học ở nước ngoài được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu Thành phố có chương trình hợp tác cụ thể với nước ngoài hoặc được hỗ trợ hàng tháng thực học bằng 5 lần mức lương tối thiểu nếu đi học sau đại học không dùng ngân sách của Thành phố.

+ Đối với các đối tượng: Chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, có sáng kiến, công trình,

giải pháp mang tính đột phá được ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô được hưởng chính sách đãi ngộ như sau: Nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển vào công chức, viên chức được xếp ngạch bậc lương theo quy định của pháp luật; Được cung cấp thông tin liên quan đến công trình đề án và hỗ trợ kinh phí phục vụ nghiên cứu; Được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu; Được trả thù lao theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc. Trường hợp thỏa thuận mức chi trả đối với việc thực hiện công trình, dự án đặc biệt, đột xuất vượt dự toán ngân sách bố trí trong năm của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp gần nhất.

Thứ tư, hoàn thiện và mở rộng hệ thống thông tin về việc làm

Chủ trương xây dựng hệ thống thông tin của huyện bao gồm: Hướng nghiệp dạy nghề, dịch vụ việc làm, thống kê thị lao động.

Củng cố lại các trung tâm giới thiệu việc làm, có chính sách ưu đãi, miễn phí cho những đối tượng là người nghèo, lao động nông thôn.

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm, đạo tạo nghề và các vấn đề liên quan tới thị trường lao độngh sẽ được phổ biến tới lực lượng lao động trên địa bàn huyện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm cần thực hiện công tác pơhoois hợp với các cơ quan, tổ chức khác, các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Thứ năm, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản

lý nhà nước về việc làm; thực hiện phát triển quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực huyện Sóc Sơn đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)