Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm tại huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

Đan phượng có 1 thị trấn Phùng và 15 xã; diện tích 77,35km2.

Theo thống kê năm 2015, dân số bình quân của huyện là 196.000 người trong đó có 157.700 người trong độ tuổi lao động, chiếm 80% tổng dân số toàn huyện, mật độ dân số 2.524 người/km2.

Sức ép đối với quản lý nhà nước giải quyết cho lao động nông thôn tại Đan Phượng khá lớn, lãnh đạo huyện đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn huyện như:

Giống như phần lớn các huyện khác của thành phố Hà Nội, Đan Phượng xúc tiến mở các lớp dạy nghề thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thông qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của Đan Phượng là lãnh đạo huyện đã nhận ra thế mạnh của xuất khẩu lao động, người lao động một khi được ra nước ngoài làm việc vừa góp phần tăng thu nhập cho gia đình, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của địa phương, vừa được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn từ đó mà được nâng lên, chất lượng lao động cũng như năng suất của lao động một khi trở về nước làm việc sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó, huyện đã chỉ đạo Trung Tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tăng cường xúc tiến hợp tác với Bộ Lao động thương binh xã hội mở các lớp đào tạo dạy nghề tại chỗ để phục vụ cho xuất khẩu lao động của địa phương

Ngoài ra, huyện hỗ trợ vay vốn GQVL từ nguồn vốn vay của Quỹ Quốc gia về việc làm thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đan Phượng

Tạo cơ chế pháp lý thông thoáng, đơn giản để khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lượng doanh nghiệp mở mới trên địa bàn huyện

Những thành công về giải quyết việc làm được ghi nhận như:

+ Tạo được 4.600 việc làm mới cho lao động trên địa bàn huyện năm 2015 + Học viên sau khi được đào tạo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện đã tìm được việc làm tại các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, bên cạnh đó đặc biệt có hơn 400 học viên đã được xuất khẩu lao động ra ngoài với đủ mọi ngành nghề khác nhau như: cơ khí, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, dệt may, nông nghiệp,....

Ngoài những thành công kể trên, thì quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động Đan Phượng cũng đang đứng trước những khó khăn,như:

+ Tốc độ chuyển dịch của lao động từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn chậm

+ Nguồn vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm qua Ngân hàng Chính sách xã hội của Huyện quả thật chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện

+ Một số ngành nghề truyền thống của huyện chưa được quan tâm đúng mức nên lực lượng lao động tại chỗ cho những làng nghề này ngày càng giảm sút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)