Đầu tư các nguồn lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Theo nghĩa rộng, nguồn lực cho giải quyết vấn đề lao động, việc làm của LĐNT bao gồm các nỗ lực của cả hệ- thống chính trị, của cả xã hội, từ việc thực hiện chủ trương, chính sách đến huy động nỗ lực các ngành, các cấp triển khai thực hiện trong cuộc sống.

Theo nghĩa hẹp, trong khuôn khổ nghiên cứu, các nguồn lực tài chính, vật chất đầu tư dành cho công tác tạo việc làm cho LĐNT có thể khái quát như sau:

- Các nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Đây là nguồn lực đầu tư cơ .bản và quan trọng nhất. Cùng với quá trình tăng trưởng KT - XH, hàng năm Nhà nước dành một phần ngân sách đầu tư cho vấn đề tạo việc làm và GQVL.

Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm:

+ Nguồn kinh phí đầu tư trực tiếp cho lĩnh vực GQVL, như triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia GQVL; đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ GQVL như: công tác truyền thông, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, tổ chức các hội chợ lao động việc làm. Kinh phí đầu tư cho vay vốn GQVL thông qua các kênh của Ngân hàng chính sách xã hội (Ngân hàng CSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ngân hàng NN&PTNT) với lãi suất ưu đãi và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...

+ Nguồn vốn đầu tư triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển KT - XH nông thôn, qua đó một cách gián tiếp góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân các vùng triển khai dự án như: hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, chuyển giao kỹ thuật sản xuất; các chương trình trạm y tế, nước sạch vệ sinh môi trường...

+ Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này được đầu tư cho việc xây dựng cơ sở

vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề cũng như: Chi hỗ trợ học phí và các chế độ khuyến khích khác.

- Nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là một nguồn lực hỗ

trợ rất quan trọng. Các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua mạng lưới này có các giải pháp hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm hay giúp LĐNT tự tạo việc làm.

- Nguồn lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Bằng cơ chế, chính sách cởi mở, khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư sản xuất - kinh doanh, đầu tư cho các co sở dạy nghề hay thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho công tác tạo việc làm cho LĐNT.

- Cho vay vốn giải quyết việc làm:

Quỹ quốc gia về việc làm là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu GQVL trong toàn chương trình. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề đó huyện đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành của huyện.

Các thiết chế hỗ trợ LĐNT tự tạo việc làm, người sử dụng lao động (NSDLĐ) tạo việc làm cho LĐNT đã phát huy tác dụng rất lớn. Tạo điều kiện cho người có khả năng lao động có thể chủ động trong việc tìm kiếm việc làm và chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tạo việc làm cho lao động khác. NSDLĐ sử dụng các lao động là “lao động đặc biệt” đã được huyện thực hiện chính sách giảm thuế, ưu đãi khác theo quy định Nhà nước.

Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm hàng năm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của LĐNT. Từ chỗ trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, đến nay

người dân tự tạo cho mình là chính, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra môi trường

kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, còn NLĐ tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng vấn đề tạo việc làm và GQVL của các cấp chính quyền huyện Sóc Sơn.

Quản lý và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm của huyện góp phần đáng kể trong thay đổi' nhận

thức của LĐNT về việc làm, khuyến khích LĐNT phát triển sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm mới cho xã hội. Các nguồn hỗ trợ trong công tác dạy nghề cho LĐNT của huyện góp phần đáng kể trong việc phát triển KT - XH của huyện.

Như vậy, với nguồn vốn vay này đã góp phần tăng số LĐNT của huyện có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện. Trong sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng phương, các ngành chế biên nông sản và dịch vụ.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm còn tồn tại hạn chế cần khắc phục như: cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của LĐNT còn ít so với yêu cầu của thực tế về sử dụng vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu: đối tượng vay vốn Ngân hàng CSXH là các hộ nghèo và cận nghèo, nên với những lao động muốn mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh không thể vay được; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện có lúc, có chỗ chưa chặt chẽ. Sự phân định nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn theo chức năng của mỗi ngành có điểm chưa được cụ thể rõ ràng nên trong quá trình triển khai còn có nhiều vướng mắc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)