Hoàn thiện thể chế chính sách quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 92 - 94)

việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện

Để thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cần ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới lĩnh vực việc làm để các cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như:

- Triển khai thực hiện các quy định về phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó tập trung vào các khu công nghiệp, khuyến khích và thu hút đầu tư ở những địa bàn khó khăn nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, đặc biệt cho người dân bị thu hồi đất hoặc thực hiện các dự án phát triển kinh tế đất nước nói chung và của huyện Sóc Sơn nói riêng. Trong đó xuất phát từ điều kiện sẵn có của huyện cần chú trọng tới chương trình giải quyết việc làm và khởi sự doanh nghiệp (vừa và nhỏ) cho người lao động; chương trình phát triển công tác xuất khẩu lao động định hướng nghề nghiệp cho lao động là thanh niên, học sinh, sinh viên. Tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chồng chéo, không còn phù hợp với điều kiện hiện nay, nhằm hệ thống hóa lại chính sách để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.

- Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn cần quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa đạt năng suất, chất lượng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp theo hướng tăng dịch vụ, chăn nuôi nông nghiệp; quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới, phối hợp đồng bộ vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến công… Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức kinh doanh cho người lao động, phát triển nông nghiệp sạch sử dụng công nghệ cao. Nhân rộng các mô hình hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại ngành nghề để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn. Đặc biệt đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển sản xuất hàng hóa nông sản và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho LĐNT.

Chương trình phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ cần tập trung ưu tiên phát triển các ngành, loại hình dịch vụ chất lượng cao như: du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ… trong quy hoạch sử dụng đất cần bố trí các khu thương mại dịch vụ để tạo việc làm cho lao động nông thôn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phát huy tiềm năng vị thế của huyện phát triển sản xuất và bảo tồn các làng nghề truyền thống gắn với du lịch xuất khẩu hiện đại hóa công nghiệp xây dựng trình độ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật của huyện.

Song song với việc triển khai quy định của huyện công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện cũng cần phải tiến hành sâu rộng và đồng bộ có chiều sâu. Trong thời gian tới, Phòng Lao động – TBXH huyện cần chủ động, phối hợp hoạt động với các cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền tiếp tục triển khai tới người lao động về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm, chế độ cho người lao động, chính sách bảo hiểm… Đặc biệt chú trọng triển khai các nội dung văn bản pháp luật có quy định về khuyến khích người lao động tạo việc làm hay các chính sách ưu đãi với người lao động tự tạo việc làm.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về dạy nghề, lao động, việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư vấn, định hướng nghề nghiệp để cho lao động nông thôn có nhận thức đúng đắn về học nghề, tham gia học nghề, khắc phục hạn chế thừa thầy thiếu thợ; nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về xã hội hóa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; các ban ngành đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ trong

triển khai hoạt động giải quyết vệc làm cho lao động nông thôn; đồng thời tổ chức sơ sết, tổng kết, kiểm tra, giám sát ở các cấp theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)