Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 67 - 71)

kinh tế, xã hội của Huyện

Vấn đề ổn định tình hình lao động và GQVL mới cho LĐNT trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã và đang là vấn đề khó khăn. Trước tình hình nền kinh tế của huyện và của đất nước trong thời kỳ gặp những khó khăn do tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện lâm vào tình trạng sản xuất cầm chừng, doanh nghiệp mới thành lập ít, nên nhu cầu tuyển dụng lao động mới và duy trì số lượng lao động như trước đây bị giảm đáng kể, tình trạng thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm lực lượng lao động, dẫn tới tình trạng nhiều học sinh, sinh viên sau khi được đào tạo ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng với chuyên môn, ngành nghề đào tạo. Ở nông thôn, những thanh niên học xong Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, không đi học ở các trường chuyên nghiệp, ở nhà phát triển sản xuất nông nghiệp,

việc làm thì manh mún, theo thời vụ, thiếu bền vững, là nguyên nhân mà nhiều lao động trẻ không dám tự quyết định mạnh dạn đầu tư làm kinh tế. Đa số đều làm ruộng có sẵn của gia đình, đến tuổi thì lập gia đình, sinh con, có cơ hội thì chỉ làm thêm nghề phụ như chăn nuôi,... Con số LĐNT có việc làm mặc dù khá cao, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn khá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế chưa tương xứng.

Trước tình hình đó, huyện Sóc Sơn xác định một trong những giải pháp cơ bản để GQVL cho LĐNT chưa có việc làm hiện nay là đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn; xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Một trong những nội dung trọng tâm được huyện chú trọng thực hiện đó là vấn đề cải cách hành chính, cơ chế “một cửa”, đặc biệt là trong lĩnh vực cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thuế... nâng cao năng lực, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác chuyên môn. Tạo được những kết quá tốt trong vấn đề phát triển kinh tế của địa phương, góp phần quan trọng trong vấn đề GQVL cho LĐNT. Có thể kể đến một số nội dung chương trình sau:

- Quyết định số: 1652/QĐ-UBND ngày 02/5/2009 của UBND huyện Sóc

Sơn phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp huyện Sóc Sơn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Các chương trình, dự án của huyện triển khai trên địa bàn; Chương trình

giải quyết việc làm huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010-2015.

- Đề án về cơ chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với đối tượng

chính sách xã hội giai đoạn 2010 -2015.

- Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch vùng nông

nghiệp chè an toàn huyện Sóc Sơn đến năm 2020 do UBND huyện Sóc Sơn ban hành.

- Chương trình 317/CTr-UBND năm 2010 về thực hiện Nghị quyết hội

nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

- Quyết định 356/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Sóc Sơn đến năm 2020 do UBND huyện Sóc Sơn ban hành

- Quyết định 498/2012/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Để tạo điều kiện cho NLĐ có việc làm ổn định, huyện yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện phải có cơ chế, cách thức tuyển dụng phù hợp với lao động tại chỗ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Ngoài ra, trong quá trình quản lý nhà nước về GQVL cho LĐNT, Phòng Lao động - TB&XH của huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội của huyện tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, huấn luyện an toàn lao động... để tạo môi trường lao động tốt hơn cho NLĐ đã có việc làm tại địa phương và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NSDLĐ, ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng tai nạn lao động đã và đang diễn ra, để lại những hậu quả nghiêm trọng với NLĐ. Bên cạnh đó, huyện thực hiện các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày nhằm nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm và kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho cán bộ quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và NSDLĐ nhằm chuẩn hoá, phổ biến kiến thức và kỹ năng quản lý lao động, điều hành và triển khai chương trình việc làm, pháp luật lao động và các văn bản liên quan cho cán bộ làm công tác quản lý lao động - việc làm các cấp.

2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn của Huyện

Phòng Lao động - TB&XH huyện Sóc Sơn tích cực tham mưu cho UBND huyện tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai hệ thống văn bản pháp luật về việc làm tới từng người dân. Đặc biệt, các cơ quan quản lý địa phương có các văn bản cụ thể để tổ chức triển khai, tuyên truyền và thi hành

phạm hành chính năm 2012, Luật Việc làm...

Thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường lao động, gắn liền với việc theo dối và cung cấp thông tin về thị trường lao động, góp phần không nhỏ trong việc định hướng nghề nghiệp cho LĐNT, lưa chọn ngành nghề học, cơ sở giáo dục nắm bắt được sự chuyển biến trong lĩnh vực đào tạo để phù hợp với thị trường lao động. Khi nắm bắt được diễn biến thị trường lao động, giúp cơ quan QLNN về lao động và việc làm nắm được quy luật về sự vận động trong thị trường lao động để đưa ra những nhận định, đánh giá trong quá trình tham mưu định hướng đầu tư cho các cấp có thẩm quyền.

UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm các cơ quan như: Phòng Lao động - TB&XH huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, Công an huyện, Liên đoàn lao động huyện... hàng năm kiểm tra tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng “lao động đặc biệt” với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện, để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật và quyền, lợi ích họp pháp cho NLĐ. Khi phát hiện thấy các chủ sử dụng lao động không thực hiện đúng pháp luật về chế độ chính sách với NLĐ thì có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhằm khắc phục những sai phạm và ngăn ngừa vi phạm phát sinh.

Tích cực kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng và thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, tăng cường giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án của huyện để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho LĐNT, thực hiện chương trình vay vốn quốc gia để GQVL.

Ngoài ra, cơ quan thực hiện QLNN về việc làm thực hiện việc khởi kiện vụ án tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân huyện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đồi bổ sung năm 2011): “3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)