Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm tại huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Huyện Thạch Thất bao gồm 1 thị trấn và 22 xã; có diện tích 184,6 km2.

Theo thống kê năm 2013, dân số bình quân của huyện là 249.527 người trong đó có 162.193 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65% tổng dân số toàn huyện, mật độ dân số 1.352 người/km2. Hàng năm dân số huyện tăng thêm khoảng 19.600 người, trong đó có khoảng hơn 9.000 người bước vào độ tuổi lao động. Đây là sức ép lớn trong quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho huyện.

Các giải pháp nhằm giải quyết việc làm của huyện như: Chủ trương chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện mở mới, mở rộng quy mô sản xuất đối với các doanh nghiệp cũ, mở các lớp đào tạo dạy nghề tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất theo tinh thần của Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, cho vay ưu đãi từ nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Thạch Thất

Kết quả đáng ghi nhận mà huyện Thạch Thất đã đạt được:

+ Giải quyết việc làm cho l2.030 lao động nông thôn năm 2015.

+ Cơ cấu lao động đang biến theo hướng tích cực hơn, tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ, giảm dần số lao động tham gia vào nông

nghiệp thuần túy, cụ thể : Tỷ lệ lao động tham gia vào công nghiệp, dịch vụ năm 2015 chiếm 36% tăng 5% so với năm 2012

Công tác quản lý nhà nước trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Thạch Thất cũng gặp phải không ít những bất cập, khó khăn như:

- Thạch Thất đang thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho dịch vụ, công nghiệp, là một trong những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên lãnh đạo huyện vẫn chưa thực sát xao trong việc giúp người dân giải quyết việc làm khi đất nông nghiệp của họ bị chuyển đổi mục đích sử dụng

- Huyện mở ra các lớp đào tạo dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu lao động chỉ mới học xong THPT mà không qua đào tạo dạy nghề cũng như được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học,....đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn huyện, chủ yếu họ làm việc bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ trước và cầm tay chỉ việc của người có kinh nghiệm

- Tuy có định hướng rõ ràng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, năm 2015 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm đến 68% cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)