Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 74 - 80)

* Hạn chế

Nhìn chung, giải quyết việc làm cho LĐNT huyện Sóc Sơn đã tạo nhiều cơ hội cũng như điều kiện cho LĐNT có thêm việc làm, cải thiện đời sống. Nhưng bên cạnh đó, còn nhiều bất cập, tồn tại trong GQVL cho LĐNT:

- Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về tạo việc làm cho LĐNT, nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa sát với thực tiễn; việc triển khai thực hiện chính sách còn lúng túng, chậm, hiệu quả thấp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa được thường

xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, ảnh hưởng đến việc tạo việc làm và phát triển thị trường lao động. Sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể của huyện còn thiếu sự đồng bộ, nên chưa tạo được kết quả cao trong công tác tạo việc làm cho LĐNT.

- Tạo việc làm cho LĐNT còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế

như: chưa tạo được nhiều cơ hội thuận lợi cho LĐNT vay vốn để lập nghiệp; nhu cầu về việc làm của LĐNT nhiều, nhưng nguồn lực cho việc hỗ trợ tạo việc làm cho LĐNT hạn chế, hoặc tạo việc làm chưa mang tính bền vững.

- Vấn đề hỗ trợ đào tạo, dạy nghề còn nhiều bất cập:

Hiện nay, nông thôn thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật ở tất cả cấp trình độ, trong đó đặc biệt là thiếu lao động trình độ cao (Đại học, trên Đại học), công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao.

+ Đa số các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề, cơ sở dạy nghề tư nhân, cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước trong tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, không theo kịp công nghệ hiện đại. Đầu tư tài chính cho đào tạo nghề cho LĐNT còn ít và phân tán, ngân sách Nhà nước chỉ cấp

20%. Do đó, các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT chưa đáp ứng được quy mô, chất lượng theo nhu cầu của NSDLĐ và thị trường lao động.

+ Chương trình còn hạn chế trong cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới, các chương trình thực tập, rèn luyện kỹ năng thực hành chưa được đổi mới nhanh và hiện đại hoá, phù hợp với xu thế đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện đại trong khu vực.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo, dạy nghề chưa thành phổ biến. Hàng năm, trong tổng số giáo viên, số được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của hệ thống các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn huyện chiếm 15%.

+ Đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm của nông thôn. Các nghề này chi đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, nhưng về lâu dài, việc phát triển các ngành nghề mới, ngành nghề có công nghệ hiện đại... thì lao động qua đào tạo ngắn hạn phải tiếp tục được đào tạo dài hạn để đáp ứng cho quá trình phát triển này.

* Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

+ Nguyên nhân khách quan

Khu vực nông thôn cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều, còn nhiều hộ gia đình nghèo, LĐNT ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen lạc hậu, tâm lý tiểu nông của người sản xuất nhỏ.

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế phải đối mặt với những thách thức lớn như: Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước; một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp, có nguy cơ phá sản dẫn đến NLĐ thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị...

còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu việc làm của LĐNT. + Nguyên nhân chủ quan

Chính quyền huyện Sóc Sơn chưa có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư đồng bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, nhất là hỗ trợ tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện. Chưa đầu tư nhiều cho việc định hướng nghề nghiệp cho LĐNT, đặc biệt là các vùng có nguy cơ như khu vực quy hoạch, khu vực bị thu hồi đất...

Chưa có quy hoạch đầu tư, ưu tiên một số ngành để có chính sách cụ thể cho phát triển trang trại, phát huy thế mạnh của các ngành nghề truyền thống, từ đó hỗ trợ GQVL trong đó phần lớn là LĐNT.

Các thủ tục hành chính cũng là vấn đề cản trở đối với công tác tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Bộ máy tổ chức thực hiện chưa được thống nhất từ huyện đến xã, thị trấn; cấp huyện chỉ có 01 cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện công tác GQVL; cán bộ tăng cường về xã chưa có khả năng và chưa chủ động giúp Lãnh đạo xã xây dựng kế hoạch GQVL. Bộ máy tổ chức - cán bộ làm công tác lao động, việc làm từ huyện đến xã, thị trấn còn có nhiều biến động, mặt khác lại ít được đầu tư nâng cao năng lực, chưa nắm chắc được thông tin thị trường lao động để chủ động phối hợp giới thiệu, tạo việc làm cho LĐNT. Một số xã chưa thực sự vào cuộc trong công tác tạo việc làm, thiếu sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng,

còn tình trạng phó mặc nhiệm vụ này cho ngành lao động thương binh và xã hội.

Bản thân LĐNT chưa tự nhận thức phấn đấu vươn lên, tu dưỡng rèn luyện về chuyên môn, thường hay bằng lòng với những gì mình đã có, chủ yếu dựa vào truyền thống, kinh nghiệm lâu năm của mình, suy nghĩ^thiếu sự sáng tạo, ít chịu thay đổi để nắm bắt cái mới.

Trong những năm tới, công tác giải quyêt và tạo việc làm của huyện Sóc Sơn còn nhiều vấn đề nan giải. Những thuận lợi cơ bản trong lĩnh vực này là Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, coi tạo việc làm cho LĐNT là chính

sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong mọi chính sách KT- XH.

Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2010 - 2015) của huyện đã được hoạch định với nhiều chính sách và giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, tạo nguồn lực cho phát triển việc làm. Bên cạnh đó được sự đầu tư lớn của Thành phố Hà Nội cũng sẽ tạo điều kiện tốt để tạo việc làm, giảm thất nghiệp.

Những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác lao động, giải quyết việc làm của huyện Sóc Sơn trong thời gian tới là:

- Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, những thách thức của cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã đặt lực lượng lao động nước ta nói chung, huyện Sóc Sơn nói riêng trước những yêu cầu chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện.tác phong, kỷ luật công nghiệp.

- Đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho LĐNT phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhất là cho các ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều lao động của huyện, đòi hỏi phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.

- Yêu cầu triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm, trong đó phát triển KT-XH, mở mang sản xuất – kinh doanh là hướng chủ yếu đào tạo việc làm mới cho NLĐ, đồng thời tăng cường các giải pháp chính sách hỗ trợ trực tiếp thông qua chương trình cho vay vốn GDVL.

Tiểu kết Chƣơng 2

Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 đã giải quyết được những dung sau:

Thứ nhất,phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Thứ hai,phân tích thực trạng việc làm cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn

Thứ ba,nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc

làm của tao động nông thôn huyện Sóc Sơn

Thứ tư,phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Cụ thể trên các nội dung: Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chỉnh sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn huyện Sóc Sơn, đầu tư các nguồn lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Huyện, đào tạo nghề và tổ chức xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển

kinh tế, xã hội của Huyện, thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn của Huyện

Thứ năm, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Luận văn đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế cơ bản là: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa sát với thực tiễn; việc triển khai thực hiện chính sách còn lúng túng, chậm, hiệu quả thấp; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, các vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, ảnh hưởng đến việc tạo việc làm và phát triển thị trường lao động; chính quyền huyện Sóc Sơn chưa có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư đồng bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, nhất là hỗ trợ tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện. Chưa đầu tư nhiều cho việc định hướng nghề nghiệp

cho LĐNT, đặc biệt là các vùng có nguy cơ như khu vực quy hoạch, khu vực bị thu hồi đất...; chưa có quy hoạch đầu tư, ưu tiên một số ngành để có chính sách cụ thể cho phát triển trang trại, phát huy thế mạnh của các ngành nghề truyền thống, từ đó hỗ trợ GQVL trong đó phần lớn là LĐNT; các thủ tục hành chính cũng là vấn đề cản trở đối với công tác tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Sóc Sơn; bộ máy tổ chức thực hiện chưa được thống nhất từ huyện đến xã, thị trấn; cấp huyện chỉ có 01 cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện công tác GQVL; cán bộ tăng cường về xã chưa có khả năng và chưa chủ động giúp Lãnh đạo xã xây dựng kế hoạch GQVL và một số xã chưa thực sự vào cuộc trong công tác tạo việc làm, thiếu sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, còn tình trạng phó mặc nhiệm vụ này cho ngành lao động thương binh và xã hội.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀGIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)