Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

bàn Huyện

Hiện tại việc làm cho LĐNT bị thu hồi đất dành cho phát triển các khu công nghiệp đang là vấn đề bức xúc. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở huyện Sóc Sơn từ nay đến năm 2020 sẽ làm cho quỹ đất nông nghiệp của huyện tiếp tục giảm mạnh. Do đó, GQVL cho lao động bị thu hồi đất vẫn là vấn đề thời sự cấp bách. Huyện Sóc Sơn cần thực hiện những chính sách tạo việc làm có hiệu quả cho những đối tượng này như sau:

- Trước hết, việc quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải gắn chặt với kế hoạch đào tạo nghề và sử dụng lao động ở những vùng bị thu hồi đất. Trong đó quy hoạch về đào tào nghề gắn với GQVL cần được tính toán kỹ trước khi thu hồi đất và việc đào tạo nghề phải hoàn thành trước khi giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng sau khi đất bị thu hồi, người dân không còn việc làm trong nông nghiệp, mới tính đến việc đào tạo để chuyển đổi nghề, dẫn đến nhiều lao động bị mất việc làm. Các địa phương phải có những quy định về thời gian cụ thể cho việc thu hồi lại đất các dự án chậm hoặc không có khả năng triển khai, giao cho lao động bị mất việc làm sử dụng, tránh lãng phí đất đai của nhân dân.

-UBND huyện cần xác định giá trị đền bù đất cho nông dân, với trách

nhiệm là phải bù đắp và tạo cho họ một nguồn vốn tương xứng với tài sản qụý giá mà họ mất đi, tạo cho lao động bị mất đất một nguồn lực đủ tạo được việc làm mới vì sự phát triển bền vững của họ.

- Huy động các nguồn lực phát triển kinh tế: các địa phương có đất bị thu

hồi, tuỳ theo điều kiện cụ thể đề ra chính sách huy động các nguồn lực phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều việc làm phù hợp là con đường cơ bản để GQVL cho LĐNT.

- Để tạo việc làm có hiệu quả cho LĐNT bị thu hồi đất, các cấp chính quyền

cần tổ chức điều tra, thống kê, phân loại lao động (độ tuổi, ngành nghề của lao động) tại các vùng có đất bị thu hồi. Trên cơ sở đó có chính sách và biện pháp cụ thể đối với từng loại lao động, đào tạo nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc cho họ và hỗ trợ, giới thiệu họ vào làm việc trong các khu công nghiệp sử dụng đất, hoặc tạo điều kiện thành lập các cơ sở sản xuất, dịch vụ tại địa phương để thu hút vào làm việc.

-Đối với các doanh nghiệp được xây dựng trên đất nông nghiệp thu hồi, để

chuyển mục đích sử dụng phải có trách nhiệm trong GQVL cho lao động bị thu hồi đất. Để các doanh nghiệp thực hiện tốt thì chính quyền địa phương cần có chế tài để buộc các nhà đầu tư thực hiện cam kết về sử dụng lao động bị mất đất.

- Cho LĐNT bị thu hồi đất vay vốn GQVL với lăi suât ưu đãi, gắn với chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho LĐNT trong phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.

- Các địa phương cần dành một quỹ đất giao cho các hộ gia đình có đất

nông nghiệp bị thu hồi để làm dịch vụ, thu hút số lao động không có khả năng vào làm việc trong các doanh nghiệp. Phát triển các nghề tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ ở nông thôn.

- Lập quỹ đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, quỹ hỗ trợ GQVL, trợ cấp

thất nghiệp cho lao động bị thất nghiệp sau khi bàn giao đất. Đối với những người có đủ trình độ văn hoá và sức khoẻ được sắp xếp vào làm việc trong các doanh nghiệp có nhu cầu học nghề, huyện hỗ trợ một khoá học nghề miễn phí hoặc liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho những đối tượng trên.

- Các địa phương cần cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí cho LĐNT

bị thu hồi đất như: lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn nghề học, hình thức học, nơi học nghề, tư vấn lập dự án tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm, giới thiệu việc làm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)