Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn

2.4.1.Kết quả đạt được

Từ sự phân tích những kết quả đạt được trong những năm qua của huyện Sóc Sơn trong việc giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện có thể rút ra những nhận xét sau:

- Chính quyền huyện Sóc Sơn đã quan tâm và nhận thức những chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GQVL, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH của huyện. Các chủ trương, chính sách của huyện về tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện ngày càng được hoàn thiện, bổ sung phù hợp với lợi ích của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động của huyện và khu vực.

- LĐNT huyện ngày càng nắm bắt chính sách kịp thời hơn so với nhu

cầu, yêu cầu nghề nghiệp và thị trường lao động để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội.

- Các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động tiếp cận tốt hơn nguồn lao động

đáp ứng yêu cầu của đơn vị. Thị trường lao động của huyện cũng nhờ đó càng phát triển và chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

- Số lượng việc làm cho LĐNT ngày một tăng thông qua các hội chợ

việc làm do huyện tổ chức, việc nhận thức của LĐNT ngày một cao, xã hội hoá công tác tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

- Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm được quan tâm và có hiệu quả hơn.

- Việc đào tạo, hướng nghiệp cho LĐNT được quan tâm cả về số lượng

và chất lượng, tạo cơ hội cho LĐNT dễ dàng có cơ hội tìm kiếm việc làm. Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo dạy nghề cho LĐNT huyện Sóc Sơn mang lại một số kêt quả:

+ Phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề, đáp ứng ở mức độ nhất định nhu cầu đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho LĐNT huyện.

+ Tỷ lệ LĐNT qua đào tạo có xu hướng tăng. Nhờ đó, nâng cao được chất lượng LĐNT - nhân tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của nông thôn.

+ Loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, đại trà cho LĐNT chiếm tỉ lệ khá cao đã đóng góp GQVL, đảm bảo thu nhập cho NLĐ.

+ Chất lượng đào tạo, dạy nghề được chú trọng nâng cao để đáp ứng yêu cầu của LĐNT, cũng như theo yêu cầu của NSDLĐ đối với lao động trong các doanh nghiệp và XKLĐ.

+ Bằng cơ chế chính sách, pháp luật, Sóc Sơn đã thực sự giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, tạo môi trường lành mạnh để nhân dân đầu tư phát triển sản xuất thu hút và tự tạo việc làm. Thông qua việc thực hiện các dự án, chương trình đã góp phần tăng trưởng liên tục về kinh tế, từng bước cải thiện thu nhập cho NLĐ, eóp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc íàm khu vực nông thôn. Khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò tích cực trong tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần ổn định chính trị, kinh.tế, xã hội.

+ Công tác XKLĐ được đẩy mạnh, chính sách đầu tư cho đào tạo lao động về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật đã được xây dựng; việc đào tạo lao động xuất khẩu được đưa vào chương trình đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề; chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao.

+ Công tác dạy nghề cho LĐNT được quan tâm chỉ đạo thực hiện, qua các chương trình dạy nghề. Đây là các chương trình đào tạo được hỗ trợ kinh phí, học viên được học miễn phí và hỗ trợ nguyên vật liệu thực hành... đã tạo điều kiện cho LĐNT có cơ hội tham gia các lớp học nghề, cải thiện chất tuyên truyền viên trực tiếp, tích cực trong việc chuyển đồi cơ cấu lao động trong sản xuất, cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn trong sản xuất của hộ gia đình và địa phương.

việc làm cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn những năm qua là:

- Sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với việc triển khai các chủ trương,

chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển KT - XH các vùng đặc biệt khó khăn; cải cách hành chính, xây dựng và thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường thông thoáng khuyến khích đầu tư sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế đã có tác động tích cực hỗ trợ vấn đề tạo việc làm.

- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong

huyện và sự tham gia tích cực của các tồ chức, đoàn thể trong việc thực hiện các chương trình phảt triển KT- XH, đào tạo nghề, tạo việc làm cũng đóng vai trò quan trọng. Công tác tạo việc làm được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, của HĐND, trong các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT- XH của địa phương, qua đó tập trung được sự chỉ đạo, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể.

- Hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách về dạy nghề được xây dựng,

điều chỉnh và đổi mới, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề trong huyện.

- Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần tích cực, tạo điều kiện cho

người dân đầu tư vốn tạo việc làm. Từ hoạt động của Quỹ đã xuất hiện nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả vốn vay.

- Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về tạo việc làm được nâng cao, NLĐ

đứng vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ vào Nhà nước; NSDLĐ được khuyến khích đâu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm; Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho chính mình và cho xã hội; trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các chỉ tiêu tạo việc làm mới đều được cụ thể hoá trong các kế hoạctí phát triển KT - XH của địa phương. Nhận thức của LĐNT vay vốn đã chuyển biến tích cực, không chỉ trông chờ vào

Nhà nước mà đã chủ động tạo việc làm cho mình và tạo việc làm cho lao động xã hội thông qua dự án vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)